Những điều cần biết về rác thải và tái chế ở Nhật Bản

Vấn đề xử lý rác thải ở Nhật Bản phức tạp hơn ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Ở nơi công cộng, Chính phủ đặt nhiều thùng thu gom theo từng loại rác khác nhau trên đường phố và hầu hết số rác đó được tái chế. Ở các khu dân cư, vấn đề rác thải được quản lý rất chi tiết và theo quy định riêng của mỗi khu phố. Để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi tập hợp trong bài viết dưới đây tất cả những thông tin ít người biết về vấn đề rác thải ở Nhật Bản.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Tại sao vứt rác ở Nhật lại phức tạp đến vậy?

Hệ thống phân loại rác thải ở Nhật có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi nó vốn dĩ như vậy. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân cư đông nhưng đất dành cho bãi rác lại khá hạn chế. Vì vậy, có một nguy cơ là người dân thải ra rất nhiều rác mà không có chỗ chứa, không giống như những quốc gia đông dân như Mỹ và Trung Quốc.

Nhằm giảm thiểu số lượng bãi rác, phần lớn rác thải ở Nhật Bản được đốt cháy để tiêu hủy, đây cũng là một trong những lí do việc phân loại rác ở đất nước này rất được chú trọng. Những vật liệu thải khác nhau cần phải xử lý theo các phương pháp đốt khác nhau, việc kết hợp rác để xử lý làm đau đầu những cán bộ xử lý rác mẫn cán của đất nước này. 

 

Thực tế của việc tái chế ở Nhật Bản

Hệ thống phân loại rác thải của Nhật Bản để lại cho mọi người ấn tượng rằng đây là quốc gia xử lí tái chế tốt nhất trên thế giới. Trên thực tế, theo Waste Atlas, điều này không hoàn toàn đúng và tỉ lệ tái chế rác ở Nhật chỉ đạt 20,8%.

Tuy nhiên, một thứ mà Nhật Bản đang tái chế rất tốt là chai lọ PET (nhựa), loại chai bạn thường thấy ở hầu hết các máy bán hàng tự động. Quốc gia này đang sử dụng một hệ thống có thể làm tan chảy nhựa của loại chai lọ này và biến nó thành nhựa nguyên chất. Loại nhựa này có thể tái sử dụng thành các chai lọ PET mới và các đồ dùng khác như quần áo và thảm.

Thành công của sáng chế tái chế này lí giải tại sao thùng rác nhựa PET là loại bạn thấy nhiều nhất trên đường phố Nhật. Đó cũng là lí do bạn không nên vứt các loại rác khác vào thùng đựng chai lọ PET này để không làm cản trở hệ thống tái chế hoạt động hiệu quả tại đây.

Bạn sẽ vứt rác ở đâu?

Nếu bạn không thể vứt vỏ bọc cơm nắm vào thùng rác chai lọ PET gần máy bán hàng tự động thì bạn phải vứt nó ở đâu? Đó là câu hỏi của nhiều khách du lịch khi đến Nhật Bản.

Ở các ga tàu, bạn thường thấy một dãy các thúng rác và trên mỗi thùng là chữ viết hoặc biểu tượng cho bạn biết loại rác có thể vứt vào. Thùng đựng rác có thể tái chế là loại bạn sẽ thấy nhiều nhất, nhưng ở vài nơi cũng có loại thùng rác thông thường cho phép bạn vứt cả nhựa có thể cháy và giấy bỏ đi.  

Các cửa hàng tiện lợi cũng có nhiều loại thùng rác dành cho nhiều loại rác thải khác nhau và đây là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Một lựa chọn khác để xử lý rác giống như hầu hết người Nhật bản địa là mang chúng về nhà để có thể xử lý chính xác nhất.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tại sao Nhật Bản không có nhiều loại thùng rác?

Có hai lí do mà các thành phố lớn của Nhật Bản thường không có nhiều thùng rác công cộng. Lí do đầu tiên là muốn khuyến khích mọi người giảm thiểu việc xả rác.

Một lí do khác là vấn đề an ninh. Vào năm 1995, hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo trở thành nạn nhân của một hành vi khủng bố trong nước có tên Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo. Những kẻ tấn công đã sử dụng khí độc sarin có khả năng gây chết người làm vũ khí chính giết chết 12 người, làm bị thương 1,000 người và gây chấn động trên toàn quốc.

Nếu thùng rác được bố trí ít hơn thì những kẻ tấn công đã không có cơ hội giấu các đồ vật gây nguy hiểm. Ngày nay, hầu hết các thùng rác thông thường đều có kiểu dáng để bạn có thể nhìn thấy bên trong nhằm đảm bảo an ninh.

Klook.com

Rác thải ở gia đình

Vấn đề xử lý rác thải được quản lý theo cấp độ quận/ khu tự quản, điều này có nghĩa là mỗi quận sẽ có quy định khác nhau. Chỉ riêng ở Tokyo, 23 quận của thành phố này có hệ thống xử lý rác thải riêng. 

Khi bạn chuyển đến sinh sống tại Nhật hoặc thay đổi chỗ ở trong nước Nhật, việc đầu tiên bạn cần làm là đến cơ quan hành chính địa phương đăng kí cư trú. Thông qua hệ thống đăng kí này, người dân sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về phương thức thu gom rác của địa phương. Nhiều quận còn sử dụng dấu hiệu màu dán trên các cột ở bên ngoài khu dân cư để nhắc nhở mọi người về ngày thu gom theo từng loại rác.

Airbnb và các nhà trọ cũng thường xuyên nhắc nhở khách tuân thủ quy định xử lí rác của đia phương. Hầu hết các nơi sẽ có sách hướng dẫn hoặc áp phích hướng dẫn chính xác cách thức và địa điểm vứt rác có thể tái chế và rác thông thường.

Danh mục các loại rác thải chính

Danh mục rác thải được chia thành 4 loại. Tuy nhiên, các hạng mục phân loại này sẽ khác nhau tùy từng khu vực. Nếu bốn hạng mục có vẻ là khá nhiều thì quận Kakimatsu ở Shikoku quy định hẳn 44 hạng mục phân loại. Các hạng mục rác thải chính thường bao gồm:

1. Rác dễ cháy hay còn gọi là moeru gomi (燃えるごみ)
Rác dễ cháy là loại rác về cơ bản có thể đốt. Đó là những thứ như giấy thải (khăn giấy), túi nhựa, giấy gói thực phẩm, vải, vỏ thực phẩm và những thứ tương tự. Loại rác này chiếm phần lớn trong các loại rác và thường được thu gom 2 lần mỗi tuần.

2. Rác không cháy được hay còn gọi là moenai gomi (燃えないごみ)
Rác không cháy được là loại rác không thể đốt cháy. Đó là những thứ nhựa dày như xô, đồ thủy tinh như bóng đèn, gốm sứ, ô, đồ kim loại, các món đồ gia dụng nhỏ và đồ dùng cá nhân như bình xịt hay dao cạo râu. Loại này thường được thu gom mỗi tháng một lần.

3. Rác có thể tái chế hay còn gọi là shigen gomi (資源ごみ)
Phân loại rác để tái chế là một công việc rất quan trọng ở Nhật Bản. Hạng mục này lại được chia thành 3 tiểu mục: vỏ lon (カン), chai thủy tinh (びん), và chai PET (ペットボトル). Những đồ này phải được phân loại riêng và thường được gom một lần mỗi tuần hoặc hai tuần; trong đó mỗi loại vật liệu được thu gom vào từng ngày riêng biệt.

4. Rác quá khổ hay còn gọi là sodai gomi (粗大ごみ)
Rác quá khổ là loại rác có kích thước lớn hơn rác thông thường và rác sinh hoạt hàng ngày. Mỗi nơi sẽ có quy định kích thước riêng, nhưng thông thường rác có độ dài quá 30cm được coi là "sodai gomi". Bạn phải đặt hẹn trước và mất phí nếu muốn vứt loại rác này.

Khi bạn muốn vứt một đồ vật có kích thước lớn vào thùng rác, bạn phải gọi đến công ty phân loại rác và yêu cầu hình dán nhận biết "phiếu xử lý rác quá khổ sodai gomi shori ken" (粗大ごみ処理券). Hình dán này nhằm xác thực việc bạn đã thanh toán phí dịch vụ xử lý rác. Sau đó, vào ngày quy định, bạn có thể để rác đó vào thùng ở nơi thu gom.

Khi nào có thể vứt rác?

Cho dù bạn đến Nhật du lịch ngắn ngày, cho dù Airbnb và chủ khách sạn luôn nhắc khách tuân thủ quy định địa phương thì bạn vẫn có thể bị "rơi vào danh sách đen" hoặc bị mắng vì không thực hiện đúng quy định vứt rác.

Nếu bạn đang ở Nhật thì việc vứt rác không đúng ngày quy định chắc chắn sẽ gây ra xung đột giữa bạn và những người hàng xóm. Điều này chắc chắn cũng sẽ thu hút những chú quạ. Những con chim đen, to lớn này không thích gì hơn là cắn xé túi rác nhựa bị vứt ngoài trời nắng và lôi những thứ rác bên trong ra đầy đường phố.

Quạ là một trong những nguyên nhân chính của việc rác thải tại Nhật Bản phải được tập kết dưới các tấm lưới hoặc trong thùng lưới. Đó cũng là lí do bạn nên cố gắng đổ rác đúng giờ, hạn chế thời gian để rác quá lâu ở nơi tập kết. Thời điểm tốt nhất để vứt rác là sáng sớm của ngày thu gom. Nếu là khách du lịch, bạn chỉ cần tuân thủ đúng quy tắc của khách sạn.

Mặc dù hệ thống xử lí rác thải ở Nhật Bản phức tạp hơn nhiều quốc gia khác nhưng nó không hề làm mất quá nhiều thời gian của bạn khi thực hiện. Cũng giống như hệ thống tàu điện ở nơi đây, cảm giác ban đầu có thể làm bạn choáng ngợp nhưng mọi thứ sẽ bắt đầu dễ dàng hơn khi bạn dần hiểu được nó.

Một lưu ý chung cho bạn là bạn chỉ cần ý thức về lượng rác bạn thải ra và tái chế nhiều nhất có thể thì bạn sẽ thấy không có gì khó khăn cả.

Hình ảnh tiêu đề được chụp bởi: Miyuki Satake/ Shutterstock
 

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ, hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang FacebookTwitter, hoặc Instagram của chúng tôi!

Tuyển tập Kanto

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

Lucy
Lucy Dayman
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng