5 thói quen uống rượu kỳ lạ của người Nhật gây ngạc nhiên cho người nước ngoài

Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác bối rối với những phong tục, thói quen hay những quy định tưởng chừng như hiển nhiên ở một đất nước có nền văn hóa khác biệt khi ra nước ngoài. Ở Nhật Bản, một trong những điều gây ngạc nhiên cho khách nước ngoài là “hình ảnh một người say rượu đang nằm ngủ ở nhà ga”. Tại đất nước này, bạn có thể uống rượu ở nơi công cộng, nơi uống và giờ mua rượu cũng không có hạn chế quá lớn. Vậy điều gì khiến du khách phải ngạc nhiên với văn hóa uống rượu ở một quốc gia được uống rượu tự do như vậy?

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

1. Nhật Bản cho phép uống rượu ở bên ngoài hàng quán

Một ý kiến thường gặp nhất mà du khách đưa ra khi so sánh với đất nước của họ là “Ở Nhật cho phép uống rượu ngoài đường”. 

“Nhật Bản giống như là thiên đường cho những ai thích rượu vậy. Tôi từng đến một lễ hội ở Nhật, ở đó có nhiều gian hàng. Tôi đã mua nhiều món ăn nhẹ, vừa đi vừa ăn và uống rượu. Đó là một trải nghiệm rất Nhật.” (Người Mỹ, nam giới)

“Tôi rất ngạc nhiên khi bắt gặp một nhân viên văn phòng uống rượu ở ga tàu điện. Vì ở Mỹ hành động này thường bị cấm …” (Người Mỹ, nữ giới)

Khác với nhiều nước trên thế giới, uống rượu ở nơi công cộng không bị cấm ở Nhật. Bạn có thể mua rượu ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, và uống trên đường về nhà. Vào mùa xuân, các bữa tiệc ngoài trời được tổ chức trên khắp nước Nhật dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, được gọi là Hanami. Ngoài ra, có lẽ cũng có nhiều bạn từng thấy #Shibuyameltdown trên mạng xã hội. Thế nên việc hay bắt gặp nhiều người say mèm trên phố hay sân ga chính là điều đặc trưng ở Nhật - nơi cho phép uống rượu ngoài đường.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, điều này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi mà số lượng những người trẻ uống rượu và gây rối ngày càng tăng lên, đặc biệt là vào những dịp đếm ngược đón năm mới, đại hội thể thao...

2. Có thể uống rượu ngay cả khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Ở Nhật, uống rượu khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hay tàu điện thì không bị pháp luật cấm. Thế nhưng, để tránh làm phiền những người xung quanh, tốt nhất là bạn không nên uống rượu trên xe buýt hay tàu điện.  

“Có người uống rượu trên xe buýt đường dài. Tôi đã nghĩ là: ‘Điều này không bị cấm sao?' Rồi lúc xe lắc lư họ không cảm thấy khó chịu sao, thật là kỳ lạ” (Người Đài Loan, nữ giới)

“Tôi bất ngờ khi thấy có người uống bia trên tàu Shinkansen. Việc cho phép uống rượu trên phương tiện giao thông công cộng ở nước tôi là điều không thể tin được” (Người Úc, nam giới)

Ngoài phương tiện giao thông công cộng, ngoại trừ người lái xe, những người trên xe ô tô không bị cấm uống rượu. Việc người ngồi ở ghế phụ lái và chỗ ghế sau có thể uống rượu có thể nói là một khe hở trong luật pháp của Nhật. Tất nhiên, mặc dù không được khuyến khích do lo ngại gây ảnh hưởng không tốt đến người lái xe, nhưng so với các nước trên thế giới thì một đất nước có mức độ tự do cao về rượu như vậy là điều khá hiếm.

3. Bạn có thể mua đồ uống có cồn 24 giờ ở bất cứ đâu nhờ có máy bán rượu tự động

Đồ uống có cồn ở Nhật ngoài đa dạng về chủng loại và giá thành rẻ, thì có thể mua được ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào. Đối với người nước ngoài khi đến Nhật thì đây là điều vô cùng đặc biệt. 

“Tại cửa hàng tiện lợi ở Nhật, chỉ với 2 đô, tôi có thể mua được đồ uống có nồng độ cồn 9%. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tôi không bị yêu cầu trình chứng minh thư lúc tính tiền. Có vẻ như nhân viên dựa trên suy đoán mà bán hàng thôi?!” (Người Mỹ, nam giới)

“Đi tắm onsen tại Nhật, tôi thấy ở máy bán tự động của nhà trọ ryokan có bán rượu. Mặc dù cần trình chứng minh thư, nhưng tôi vui vì có thể mua được dễ dàng” (Người Mỹ, nữ giới)

“Lúc mua rượu tại cửa hàng tiện lợi, tôi ngạc nhiên khi nhấn nút xác định tuổi lúc thanh toán. Ở Đài Loan, việc này dựa trên phán đoán của nhân viên” (Người Đài Loan, nữ giới)

Cửa hàng tiện lợi của Nhật cung cấp rất nhiều loại thức uống có cồn như bia, rượu, rượu vang, whisky. Việc mua hàng rất dễ dàng, bạn chỉ cần chạm vào "nút xác nhận tuổi" được hiển thị trên máy thu ngân lúc thanh toán. Mặc dù không bắt buộc phải trình chứng minh thư, nhưng với những người trông có vẻ chưa đến tuổi trưởng thành đều có thể bị yêu cầu xuất trình chứng minh thư.

Bạn có thể mua đồ uống có cồn không chỉ tại các cửa hàng tiện lợi, mà còn có thể mua chúng tại máy bán hàng tự động thường đặt ở các nhà trọ suối nước nóng. Đối với những máy bán hàng tự động cũ, có nhiều trường hợp mua chỉ cần dùng tiền mặt mà không cần chứng minh thư. Trước đây máy bán rượu tự động được đặt nhiều trong thành phố cùng với máy bán nước thông thường tự động khác. Thế nhưng do lo ngại điều này thúc đẩy việc uống rượu của trẻ vị thành niên nên số lượng máy bán rượu tự động đã bị giảm xuống từ 200.000 chiếc xuống còn khoảng 15.000 chiếc trong vòng 25 năm. So với số lượng hơn 2.400.000 chiếc máy bán rượu tự động khác trên toàn quốc, thì 15.000 là con số khá khiêm tốn. Nếu bạn đến Nhật và vô tình bắt gặp những chiếc máy bán rượu tự động như thế này, thì hãy thử mua một lần xem sao nhé.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

4. Nhiều bữa tiệc rượu với mục đích tạo quan hệ trong công việc

Mặc dù cũng có nhiều ý kiến tích cực về thói quen uống rượu của người Nhật, nhưng nhiếu người vẫn có những thắc mắc về nét văn hóa này. Đặc biệt là nhiều ý kiến trái chiều khi nhắc đến văn hóa uống rượu để tạo mối quan hệ trong công việc.

"Tôi làm việc cho một công ty Nhật Bản, nhưng có nhiều bữa tiệc rượu. Ở Đài Loan, chúng tôi có tiệc ăn thay vì tiệc uống, tần suất không cao lắm. Người Nhật nhiều khi còn uống đến chuyến tàu cuối vào ngày thường trong tuần. Ở Đài Loan, nếu hôm sau là ngày nghỉ thì muộn nhất cũng chỉ uống đến khoảng 23:00. Ngày thường thì giải tán vào khoảng 21:00. Do không có thói quen đi tăng 2, nên sau bữa tiệc mọi người đi thẳng về nhà." (Người Đài Loan, nữ giới)

"Nhắc đến người Nhật, tôi thường nghĩ đến hình ảnh tiệc uống mỗi tuần. Mặc dù tôi nghe nói rượu không quá mạnh, nhưng không biết có đúng không...?" (Người Mỹ, nữ giới)

"Người Nhật dường như tổ chức tiệc uống với mục đích giao tiếp. Ở Trung Quốc, không phải để giao tiếp, mà tổ chức như là nơi để thương thảo hay kinh doanh, nên mục đích hoàn toàn khác." (Người Trung Quốc, nữ giới)

Điều này đa phần là do tính cách ngại ngùng của người Nhật. Người Nhật thường luôn quan sát sắc mặc của người khác để điều chỉnh câu chuyện của mình, nên thật khó để nói chuyện một cách thẳng thắn và thành thật với họ. Do đó, để có những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn, người ta thường đem những chuyện bình thường khó nói kết hợp với mục đích tạo mối quan hệ lên bàn nhậu để giải quyết. Một công ty thông thường, ngoài những bữa tiệc uống hàng tháng, còn có tiệc chia tay, tiệc chào mừng, tiệc tất niên, trong bữa tiệc không chỉ có đồ ăn mà còn có rượu. Có nơi thậm chí còn tổ chức tiệc uống cuối tuần nữa.

Klook.com

5. Nhiều người uống rượu một mình. Địa điểm uống khá phong phú

Tại các quán rượu ở Nhật, bạn thường sẽ bắt gặp những người thích thưởng thức đồ ăn và rượu một mình. Không ít người nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên trước cảnh tượng này. 

"Tôi ngạc nhiên khi thấy một nhân viên văn phòng uống rượu một mình. Vì rượu thì hay được thưởng thức với nhiều người ... nhưng uống một mình thì trông cũng có vẻ thú vị và đáng thử" (Người Mỹ, nữ giới)

"Tôi thấy một người phụ nữ uống rượu một mình tại quán rượu ở Nhật. Tôi không thể tưởng tượng được hình ảnh người phụ nữ lại đi uống một mình ở đất nước tôi. Nhật Bản quả thực an toàn nhỉ." (Người Mỹ, nữ giới)

"Như bộ phim truyền hình Nhật ‘Shinya Shokudo’, thật hay khi có nhiều quán nơi bạn có thể thưởng thức đồ uống và món ăn yên tĩnh một mình. Ở Hàn Quốc bộ phim này rất nổi tiếng, quán ăn mô phỏng phim ‘Shinya Shokudo’ cũng đang trở nên phổ biến" (Người Hàn Quốc, nam giới)

Ở Nhật Bản, có rất nhiều quán rượu phục vụ những người đi uống một mình. So với các nước khác, có thể nói những nơi mà một người có thể thưởng thức rượu một mình ở Nhật là khá nhiều. Có lẽ do người Nhật thường ăn ở nhà hàng một mình, nên việc thưởng thức vài chén rượu trong lúc ăn cũng không phải là điều gì quá kỳ lạ.
 

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

Keisuke
Keisuke Tsunekawa
Sở thích của tôi là thỉnh thoảng được rời xa cuộc sống đô thị ở Tokyo, đi khám phá những điều chưa biết ở một đất nước khác.
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng