20 câu tục ngữ Nhật Bản dạy chúng ta những bài học ý nghĩa

"Hai cái sai không làm nên một cái đúng", "Ngòi bút sắc hơn thanh kiếm", "Khi ở Rome, làm những gì người Rome làm" (Nhập gia tùy tục). Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những câu tục ngữ trên ít nhất một lần. Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến những câu tục ngữ Nhật Bản chưa? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 20 câu tục ngữ rất thông dụng tại Nhật Bản!

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Tục ngữ là sự kết tinh của những kiến thức từ đời ông cha để lại. Chúng giúp ta thay đổi cách ta suy nghĩ, sống tốt hơn mỗi ngày. Ngoài ra, nó cũng phần nào phản ánh văn hóa của một quốc gia. Dưới đây là 20 câu tục ngữ Nhật Bản sẽ dạy cho bạn những bài học trong cuộc sống! Bản dịch được thực hiện bởi người viết.

1. Đừng cho cô dâu (con dâu) ăn cà tím (秋茄子は嫁に食わすな)

Có rất nhiều cách giải thích cho câu tục ngữ này. Bởi từ "yome" trong tiếng Nhật vừa có nghĩa là cô dâu vừa có nghĩa là con dâu, vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau. Bạn có thể hiểu rằng, câu tục ngữ thể hiện những xích mích không thể tránh khỏi giữa mẹ chồng và nàng dâu, bởi cà tím là một thực phẩm vô cùng ngon. Ý kiến khác lại cho rằng ăn quá nhiều cà tím có thể gây bệnh, người mẹ chồng biết điều đó và muốn bảo vệ con nên đã ngăn không cho cô con dâu ăn.

2. Giấu đầu hở đuôi (頭隠して尻隠さず)

Câu tục ngữ này có nghĩa là bạn nghĩ rằng bạn đã che giấu tất cả những sai sót của mình, nhưng thực tế bạn chỉ che đậy được một phần của chúng, mọi người khác đều có thể nhìn thấy vấn đề.

3. Sau lễ hội (後の祭り)

Câu tục ngữ này có nghĩa đen là "đã quá muộn!" Dù bạn hối tiếc điều gì đó thì cũng đã quá muộn, và thật lãng phí thời gian cho việc tiếc nuối. "Matsuri" trong tiếng Nhật có nghĩa là "lễ hội", thường được thực hiện tại các đền thờ Thần đạo, đền thờ Phật giáo, những lễ hội này có không khí rất là vui vẻ.

4. 3 năm ngồi trên tảng đá (石の上にも三年)

Điều gì xảy ra khi bạn ngồi trên một hòn đá trong 3 năm? Hòn đá đó sẽ ấm lên. Câu tục ngữ này có nghĩa là cho dù bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn, thế nhưng nếu kiên trì, bạn cũng sẽ thay đổi được điều gì đó và mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.

5. Hãy gõ vào cây cầu đá trước khi đi qua (石橋を叩いて渡る)

Cầu đá theo nghĩa đen là rất chắc chắn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại cầu nào khác, cầu đá vẫn có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu cấu trúc xuống cấp. Câu tục ngữ này cho thấy sự cần thiết phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa bất trắc cho dù có những chuyện tưởng như đơn giản và an toàn lúc đầu.

6. Cuộc gặp gỡ một lần trong đời (一期一会)

Câu tục ngữ này là để nhắc nhở chúng ta rằng: những cuộc gặp gỡ với mọi người trong cuộc sống chỉ là tạm thời mà thôi, do đó hãy luôn ghi nhớ, tôn trọng đối phương và cư xử để sau này khi không gặp mặt nhau nữa cũng không phải luyến tiếc điều gì.

7. Cả đầu cá mòi cũng chứa đựng tâm linh (鰯の頭も信心から)

Nguồn gốc của câu tục ngữ này xuất phát từ thời Edo. Trong thời kỳ đó, người Nhật có phong tục treo đầu cá mòi trên đường vào nhà vào ngày Setubun (ngày trước Risshun, ngày đầu tiên của mùa xuân theo lịch âm) để xua đuổi linh hồn ma quỷ. Câu này ý muốn nói chỉ cần có đức tin, bất kì thứ gì cũng trở thành sức mạnh chống lại cái xấu, bởi vì đức tin là một điều gì đó rất bí ẩn.

8. Niệm phật vào tai ngựa (馬の耳に念仏) (Đàn gảy tai trâu) 

Câu tục ngữ này có nghĩa là việc giảng những điều hay, điều lý tưởng, tuyệt vời cho một người hay một vật không có khả năng hoặc không cố gắng hiểu thật sự lãng phí thời gian. Người Nhật Bản còn những câu tương tự khác như "bàn triết học của Khổng Tử với chó", "đưa tiền cho một con mèo" và "cho heo đeo vòng ngọc". 

9. Thả tôm bắt cá tráp (海老で鯛を釣る) (Thả con săn sắt bắt con cá rô) 

Mochikun/Flickr

Cá tráp là loại cá cao cấp ở Nhật Bản, và thường được ăn trong các dịp lễ hội hay trong các bữa tiệc ăn mừng. Trong khi đó tôm lại là một loại hải sản rất bình dân và phổ biến. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là chỉ cần bỏ ra một chút công sức hoặc số tiền nhỏ là ta có thể thu được lợi nhuận cực lớn. 

10. Nằm dưới trướng của kẻ lực lưỡng (縁の下の力持ち) (Anh hùng vô danh)

En (縁) là hiên gỗ dài và mỏng trong những ngôi nhà kiểu Nhật Bản, như bạn có thể thấy ở phía dưới bên phải của hình ảnh trên. En không phải là điểm nổi bật, nhận được nhiều chú ý trong thiết kế của một ngôi nhà. Câu tục ngữ này ám chỉ tới việc bạn làm việc chăm chỉ cho người khác nhưng lại không hề được công nhận, cũng như những người anh hùng vô danh, hay những người làm những công việc thầm lặng.

11. Quá dài cho một obi, quá ngắn cho một tasuki (帯に短くたすきに長し) (Dài không được mà ngắn cũng không xong)

Obi là một mảnh vải trang trí dùng để buộc quanh eo khi mặc kimono, như trong hình trên. Tasuki là một mảnh vải được sử dụng để buộc quần áo. Hình ảnh dưới đây cho thấy cách để sử dụng tasuki. Cách giữ quần áo này được gọi là tasuki-gake (たすき掛け). Câu tục ngữ này ý nói về những thứ không bao giờ phù hợp để có thể sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. (Ý nghĩ về sự lỡ dở, lưng chừng)

12. Ăn trong cùng một cái nồi sắt (同じ釜の飯を食う) 

Câu tục ngữ này ý muốn nói tới việc tăng sự gắn kết cộng đồng, nhóm bằng cách cùng nhau ăn chung một bữa ăn, đồng thời cũng đề cập đến việc mọi người cùng nhau sống dưới một mái nhà.

13. Kappa cũng bị dòng sông cuốn trôi  (河童の川流れ)

Kappa là một sinh vật thần thoại của Nhật Bản. Kappa được cho là sống trong lòng những dòng sông trong vắt, có khả năng bơi lội tuyệt vời và rất thích ăn dưa chuột. Câu tục ngữ này có nghĩa rằng ngay cả một người là bậc thầy về một cái gì đó cũng có thể mắc sai lầm. Câu tục ngữ tương tự của Nhật Bản là "khỉ còn bị rơi từ trên cây" và "ngay cả Koubou (một thầy tu Phật giáo nổi tiếng) cũng mắc lỗi khi viết".

14. Nhảy xuống từ vũ đài của Kiyomizu (清水の舞台から飛び降りる)

Vũ đài của Kiyomizu, hay nói cách khác đó là một tầng quan sát của đền Kiyomizudera ở Kyoto. Có một truyền thuyết kể rằng nếu bạn nhảy khỏi nơi này mà không bị thương, điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta rằng đôi khi nên mạo hiểm một chút biết đâu thành công sẽ đến. 

15. Nếu không biết, bạn có thể bình an như Phật (知らぬが仏) (Ngu si hưởng thái bình)

Câu tục ngữ này ý muốn nói rằng, bạn sẽ được thảnh thơi, thanh thản như đức Phật nếu như bạn không biết sự thật của một chuyện gì đó. Đồng thời câu tục ngữ này cũng mang nghĩa bạn sẽ vô tư, hạnh phúc hơn nếu không biết sự thật. Môt câu tục ngữ tương tự trong tiếng Anh là "ignorance is bliss." (Không biết là hạnh phúc)

16. Ba người hợp lại sẽ trở nên sáng suốt hơn. (三人寄れば文殊の知恵) (Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao) 

Câu tục ngữ này có nghĩa rằng ngay cả với những cá nhân không đặc biệt thông minh, nhưng bằng cách tập hợp lại với nhau, họ có thể cho ra những ý tưởng tuyệt vời; hai cái đầu vẫ tốt hơn một cái đầu.

17. Dáng đứng của cô ấy trông giống như một bông hoa mẫu đơn Trung Quốc, dáng ngồi của cô ấy trông giống như một bông hoa mẫu đơn, và dáng đi của cô ấy trông giống như một bông huệ. (立てば芍薬座れば牡丹歩く姿は百合の花) 

Câu tục ngữ này mô tả ngoại hình và hành vi được coi là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp của người phụ nữ bằng cách sử dụng phép ẩn dụ, so sánh với các loài hoa. Trong hình trên là hoa shakuyaku và botan, thuộc cùng một họ hoa mẫu đơn nhưng hơi khác nhau. Hoa shakuyaku trông giống như ảnh bên dưới.

18. Mặt trăng và rùa mai mềm Trung Quốc (月と鼈) (Một trời một vực)

Mặt trăng thì tròn. Con rùa mai mềm Trung Quốc, như trong hình trên, cũng tròn. Cả hai đều có hình dạng giống nhau, nhưng giá trị khác nhau. Một mặt trăng là biểu tượng của vẻ đẹp, trong khi con rùa mai mềm lại sống trong bùn bẩn. Do đó, câu tục ngữ này dùng để nói tới những thứ quá khập khiễng không thể mang ra so sánh.

19. Nấu lên và uống chất bẩn bên dưới móng tay (爪の垢を煎じて飲む)

Câu tục ngữ này ám chỉ việc cố gắng trở thành một người tuyệt vời bằng cách uống chất bẩn từ bên dưới móng tay của những người tài giỏi đi trước. Senjiru () có nghĩa là việc chiết xuất các thành phần thảo mộc bằng cách đun sôi chúng. Câu tục ngữ cũng có thể được hiểu là những người vĩ đại thì ngay cả bụi bẩn dưới móng tay họ cũng có đáng giá.

20. Đếm da chồn trước khi bắt chúng (捕らぬ狸の皮算用) (Đếm cua trong lỗ) 

Ý câu này chỉ những người chưa bắt tay vào công việc nhưng đã tính toán xem có thể nhận được lợi ích bao nhiêu, tương tự với câu “Đếm gà trước khi chúng nở”. Câu này thường được nói gọn lại thành “kawazanyou."

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang Facebook của chúng tôi! 

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

tsunagu
tsunagu Japan
Xin chào, đây là tài khoản chính thức của Tsunagu Japan
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng