13 sự thật thú vị về Yamanote - Tuyến đường sắt trọng điểm ở Tokyo

Tuyến Yamanote là tuyến tàu quan trọng trong mạng lưới giao thông khổng lồ của Tokyo. Tuyến này chạy trên một đường vòng qua hầu hết các khu kinh doanh và giải trí của thành phố. Vì vậy, có thể nói tuyến tàu này không còn quá xa lạ với mọi du khách khi đến Tokyo. Bên cạnh đó, tuyến Yamanote còn được coi là đường phân cách giữa trung tâm Tokyo với khu vực ngoại ô. Bất kỳ doanh nghiệp nào nằm gần tuyến Yamanote đều cảm thấy vô cùng tự hào. Dưới đây là 13 sự thật thú vị để giúp bạn hiểu rõ hơn về tuyến tàu này và Tokyo theo diện rộng!

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

1. Một vòng tròn với 30 trạm dừng

Tuyến Yamanote chạy theo một cung đường hình tròn mất trung bình khoảng 64 phút và dừng lại ở 30 ga. Tuyến dường dài 35,9km.

Tuy tuyến Yamanote chạy theo một đường vòng tròn nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể đi hướng nào cũng được. Thông thường, mọi người hay đi theo chiều kim đồng hồ, được gọi là sotomawari (外回り; "vòng tròn bên ngoài") và hướng ngược chiều kim đồng hồ là uchimawari (内回り; "vòng tròn bên trong").

Tuyến Yamanote được vận hành bởi JR East (Đường sắt Đông Nhật Bản), có nghĩa là bạn có thể sử dụng JR Pass và Tokyo Wide Pass, nhưng không thể sử dụng vé Tokyo Metro.

Bạn sẽ sử dụng tuyến này thường xuyên vì nó chạy qua các khu vực trọng điểm như ga Ueno, Akihabara, ga Tokyo (trung tâm thành phố), Shibuya, Harajuku và Shinjuku. Đoạn phía Bắc của tuyến đường này là các khu dân cư yên tĩnh với các nhà ga nhỏ. Đoạn giữa là các ga Komagome và Tabata. Tại khu vực này, bạn thậm chí có thể tìm thấy một vài đường ngang - đoạn đường bộ giao với đường sắt: nơi bạn chỉ có thể băng qua khi không có đoàn tàu nào chạy qua. Với mức độ bận rộn của tuyến Yamanote, bạn có thể sẽ phải đợi khá lâu để được băng qua đường đó!

2. "Yamanote" có nghĩa là gì?

Bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "shitamachi", nghĩa đen là "thành phố phía dưới". Đây là từ dùng để chỉ các khu vực sầm uất ở phía Đông Tokyo, nơi người dân thường tập trung sinh sống và buôn bán. Ví dụ như điểm du lịch nổi tiếng Asakusa, Nihonbashi và Ningyocho. Đối lập với shitamachi là "yamanote" (hướng của những ngọn đồi), dùng để chỉ các khu dân cư thượng lưu ở phía Tây của Hoàng cung, nơi các samurai và giới trí thức thường trú ngụ.

Tuyến Yamanote ban đầu được xây dựng vào năm 1885 nhằm kết nối các điểm đến ở khu vực phía Bắc Tokyo với cảng Yokohama ở phía Nam. Tuyến này chạy qua phía Yamanote ít dân cư ở phía Tây vì ở đó dễ xây dựng hơn.

Tuy nhiên, trong một thế kỷ kể từ đó, từ một khu dân cư sang trọng khu vực phía Tây của thành phố đã dần trở thành điểm thu hút khách du lịch và trọng điểm thương mại phát triển như như ngày nay (đặc biệt là khu vực Shibuya và Shinjuku). Sự phân biệt giữa Shitamachi và Yamanote nhìn chung đã bị xóa nhòa sau nhiều thập kỷ phát triển thương mại hiện đại.

3. Không phải lúc nào cũng được gọi là Yamanote

Những ai biết Kanji sẽ hiểu rằng 山 (yama) là “núi” và 手 (te) có nghĩa là "tay" (mặc dù trong trường hợp này nó gần với nghĩa là “hướng về" hơn).

Vậy tại sao người ta không gọi tuyến đường này là Yamate? Thông thường Kanji được tạo nên bởi những chữ Hán đại diện cho các ý chính của một từ và thường bỏ đi các từ nối (trong trường hợp này là từ "no"). Vào những năm sau chiến tranh, tuyến này bị "gắn nhãn" nhầm là Yamate (viết theo romaji) và cái tên này dần trở nên quen thuộc với người dân Nhật Bản trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với ga Yamate ở Yokohama gần đó, đường sắt quốc gia đã nỗ lực thay đổi tên gọi của tuyến đường vào những năm 1970.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

4. Không phải lúc nào cũng chạy theo đường vòng!

Như đã đề cập bên trên, tuyến Yamanote ban đầu là một tuyến đường thẳng chạy về phía Tây trung tâm thành phố, và phải mất rất nhiều năm trước khi nó được kết nối với các tuyến khác ở phía Đông để tạo thành một vòng tròn.

Ngay cả sau khi các tuyến này được kết nối, vẫn còn một khoảng cách giữa Ueno và Kanda chưa được lấp đầy. Mãi đến năm 1925, tròn 40 năm sau khi tuyến Yamanote lần đầu tiên xuất hiện hai điểm này mới được kết nối. Tại thời điểm này, tuyến đường này chạy theo mô hình số 6: chạy một vòng gần từ Ueno đến Kanda, sau đó rẽ về phía Tây và nhập vào tuyến Chuo. Điều này có nghĩa là mỗi chuyến tàu đều dừng ở Shinjuku hai lần!

Không chỉ một ngày hay một thập kỷ, mất nhiều thời gian hơn như vậy để xây dựng Tokyo.

Klook.com

5. Keihin-Tohoku, Ueno-Tokyo, Shonan-Shinjuku,... Tất cả những cái tên này là gì?

Vì Yamanote là một tuyến đường sắt vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của những khu vực xung quanh, nên số người sử dụng tuyến tàu này cũng vô cùng lớn. Vì vậy, JR phải thường xuyên bổ sung thêm các tuyến tàu để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn.

Phía Đông của tuyến có 6 đường ray (không tính Shinkansen): hai tuyến Yamanote, hai tuyến Keihin-Tohoku (tuyến tàu thường chạy về phía Bắc đến Saitama và phía Nam đến Yokohama) và hai tuyến Ueno-Tokyo (một đường cao tốc, nối ba đường đi lại ở phía Bắc với một đường ở phía Nam). Phía Nam ga Tokyo, có thêm hai tuyến đường cao tốc dưới lòng đất.

Phía Tây của tuyến có 4 đường: hai đường dành cho tuyến Yamanote và hai đường cho tuyến Shonan-Shinjuku và tuyến Saikyo (cả hai tuyến đường cao tốc đều kết nối với các tuyến dành cho người đi làm).

Có rất nhiều cái tên có dấu gạch nối, trông rất khó hiểu, nhiều đến mức bạn có thể dễ bị nhầm lẫn khi đến một nhà ga chính và thấy có 8, 12, hoặc thậm chí rất nhiều những cái tên như vậy. Sơ đồ trên hy vọng sẽ giúp bạn biết được tuyến nào để lên.

6. Tắc nghẽn là điều không thể tránh khỏi

Hàng năm, chính phủ đều công bố "tỷ lệ tắc nghẽn" cho các tuyến tàu chính. Tỷ lệ ùn tắc 100% chỉ một chuyến tàu tương đối thoải mái, một số người có thể phải đứng nhưng vẫn có đủ không gian để hoạt động và hít thở.

Tỷ lệ tắc nghẽn của tuyến Yamanote đạt tối đa 158% mặc dù cứ 2,5 phút lại có một chuyến. Nghe có vẻ khủng khiếp nhưng thực sự tuyến tàu này vẫn là một trong những tuyến đường ít tắc nghẽn nhất ở Tokyo (vị trí thứ 32 trên tổng số 41).

Tuy nhiên, vào năm 2014, tỷ lệ tắc nghẽn của tuyến Yamanote lên đến con số khổng lồ 199% do tuyến Ueno-Tokyo vẫn chưa được xây dựng. Điều này có nghĩa là hành khách từ ba tuyến đường sắt đi lại khác nhau phải xuống tại Ueno và chuyển sang tuyến Yamanote để đến điểm đến tiếp theo của họ. Rất may, điều này đã không còn xảy ra nữa.

Tuyến Ueno-Tokyo cũng tiêu tốn 40 tỷ yên để xây dựng, tương đương khoảng 354 triệu đô la Mỹ hiện nay. Ngay cả khi bạn cảm thấy như muốn ngất xỉu khi đi trên các chuyến tàu Yamanote vào giờ cao điểm và ước ao có thêm một đường ray khác thì điều này cũng thật khó thành hiện thực ở thời điểm hiện tại.

7. Tầm quan trọng của tuyến Yamanote

"Ga tiếp theo là Shinjuku. Cửa ra ở phía bên trái. Những ai muốn chuyển sang tuyến Chuo, tuyến Shonan-Shinjuku, tuyến Saikyo, tuyến Odakyu, tuyến Keio, tuyến tàu điện ngầm Marunouchi, tàu điện ngầm Shinjuku và tàu điện ngầm Oedo, vui lòng xuống tại đây."

Với nhiều tuyến khác nhau cùng hội tụ tại một điểm, không có gì lạ khi Shinjuku có số lượng hành khách nhiều hơn bất kỳ nhà ga nào khác trên thế giới với con số lên đến 3,64 triệu người mỗi ngày. Nhưng điều này đã xảy ra như thế nào?

Đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự cạnh tranh của các công ty tư nhân xây dựng các tuyến đường nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng ngoại ô và khu vực trung tâm thành phố. Những tuyến đường sắt này thường được xây dựng để kết nối với tuyến Yamanote đã có sẵn: việc xây dựng các tuyến đường ở trung tâm thành phố rất tốn kém, vì vậy việc cho phép người đi lại chuyển tàu ở đây sẽ rẻ hơn và dễ dàng hơn. Đây là lý do tại sao các tuyến đường sắt Odakyu, Keio và Seibu đều có điểm dừng ở ga Shinjuku. Điều này cũng tương tự với các tuyến đường sắt khác giao với các nhà ga trọng điểm như Ikebukuro và Shibuya.

Sau chiến tranh, chính quyền thành phố đã gấp rút xây dựng các tuyến tàu điện ngầm tại trung tâm thành phố và cũng lên kế hoạch cho nhiều tuyến đi qua Shinjuku để cho phép người đi làm di chuyển thuận lợi hơn. Đây là lý do tại sao có rất nhiều tuyến tàu và hành khách đi qua Shinjuku mỗi ngày.

Tổng cộng có 12 tuyến tàu dừng tại các nhà ga khác nhau trên tuyến Yamanote và tất cả 13 tuyến tàu điện ngầm đều kết nối với nó.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

8. Thiết kế toa tàu hiện đại

Khi di chuyển trên tuyến Yamanote có thể bạn sẽ bắt gặp mình đang ở trên toa tàu E235 - chiếc tàu được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015. Chiếc tàu này rất ấn tượng và khác biệt so với những chiếc tàu JR khác.

Thứ nhất, mẫu tàu này có màn hình phía trên ghế hành khách để chiếu những thông tin thời sự hoặc quảng cáo của JR. (Những toa tàu trước đây chỉ có màn hình phía trên cửa ra vào và biển quảng cáo trên chỗ ngồi). Giờ đây, mỗi toa tàu đều được thiết kế một không gian trống ở một góc dành cho người đi xe lăn, xe đẩy hoặc hành lý nặng. Hệ thống kiểm soát cửa và hệ thống thông gió cũng được nâng cấp để phục vụ hành khách.

Vì tuyến Yamanote vô cùng quan trọng nên tuyến đường này được đầu tư lắp đặt các trang thiết bị và công nghệ hiện đại hơn rất nhiều so với các tuyến đường khác. Chỉ đến năm ngoái, mẫu tàu này mới bắt đầu được giới thiệu cho các tuyến tàu khác.

9. Tạm biệt nhà ga Harajuku cũ

Harajuku (thánh địa của văn hóa kawaii) từng được biết đến với nhà ga truyền thống được ốp gỗ. Được hoàn thành vào năm 1924, đây là nhà ga bằng gỗ lâu đời nhất ở Tokyo. Tuy nhiên, một nhà ga mới đã được khánh thành vào tháng 3 năm 2020, vì tòa nhà cũ không đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ.

Tòa nhà mang tính biểu tượng này đã bắt đầu bị phá bỏ, mặc dù mặt tiền của nhà ga vẫn sẽ được giữ lại như trước đây. Ngoài ga Harajuku và tòa nhà màu gạch đỏ nổi tiếng của ga Tokyo, không có nhiều nhà ga mang tính biểu tượng như vậy ở Tokyo.

10. Đón chào Takanawa Gateway

Tháng 3 năm 2020, nhà ga mới đầu tiên kể từ năm 1971 mang tên "Takanawa Gateway" đã được khánh thành ở phía Bắc Shinagawa. Nhà ga này được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Kuma Kengo (người cũng đã xây dựng Sân vận động Quốc gia và Bảo tàng Suntory) và có thiết kế bằng kính rất đẹp. Bên trong nhà ga có một tầng lửng rộng, thoáng có thể nhìn ra các sân ga, hệ thống công nghệ hiện đại kết hợp với những cửa hàng tiện lợi được thanh toán tự động.

Có thể bạn sẽ thắc mắc tên tiếng Nhật của nhà ga là gì? Và tại sao nó lại có tên là "gateway"? Trên thực tế, nhà ga này không có tên tiếng Nhật (nếu có thì chỉ có từ viết bằng katakana) và cũng không rõ cái tên này có ý nghĩa như thế nào. Vì những lý do này, tên gọi nhà ga này đã gây xôn xao trên mạng xã hội khi lần đầu tiên được công bố, đặc biệt là khi JR đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu công khai, trong đó "Takanawa" đứng thứ nhất và "Takanawa Gateway" đững ở mãi vị trí phía sau.

Nhà ga này trông có vẻ xa hoa một cách không cần thiết khi so với mức độ tiếp cận và cường độ hoạt động khá ít so với các nhà ga khác trong cùng khu vực. Nhưng dự án thực sự sẽ phát triển bởi những gì sắp xảy ra trong tương lai; toàn bộ khu vực Takanawa-Shinagawa dự kiến sẽ được JR mở rộng quy mô trong thập kỷ tới. Những gì hiện đang là một bãi đất trống sẽ được thay thế bằng khu phức hợp khổng lồ được mô tả như trong hình trên vào năm 2024 và dự án Chuo Shinkansen sẽ kết nối Shinagawa với Nagoya vào năm 2027. Có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao nhà ga này lại mang tên là "gateaway" ("cửa ngõ" vào tương lai?)

Không có trạm ga nào khác được lên kế hoạch xây dựng hay cải tổ vào lúc này. Nhà ga lâu đời nhất chính là nhà ga Shinagawa gần đó, được xây dựng vào năm 1872.

11. Tuyến tàu đi thằng đến sân bay Handeda?

Sân bay Haneda đã chuyển đổi thành sân bay quốc tế vào đầu thiên niên kỷ vừa qua và đã trải qua quá trình cải tạo và mở rộng quy mô vô cùng ấn tượng. Chỉ có một cách để di chuyển từ nhà ga này vào trung tâm thành phố đó là qua tuyến Tokyo Monorail (phải đổi tuyến tại Hamamatsucho) hoặc Keikyu Line (tuyến đường sắt tư nhân không áp dụng JR PASS).

Đây sẽ không còn là vấn đề trong 10 năm nữa, vì JR cuối cùng cũng đang xây dựng một tuyến đường sắt dẫn trực tiếp đến sân bay. Mặc dù nó sẽ không chạy trực tiếp trên tuyến Yamanote (vẫn sẽ hoạt động theo đường tròn theo lối quen thuộc của nó), nhưng sẽ chạy trên các tuyến cao tốc chạy dọc, tức là Tuyến Shonan-Shinjuku ở phía Tây và tuyến Ueno-Tokyo ở phía Đông .

Klook.com

12. Bài hát quen thuộc của tuyến Yamanote

Âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu với đường sắt của Nhật Bản kể từ năm 1900, khi nhà thơ kiêm giáo viên Takeki Owada viết 374 câu thơ về đường sắt. Những câu thơ này kể về câu chuyện du lịch khắp đất nước bằng đường sắt và mô tả những cảnh đẹp khác nhau trong chuyến hành trình. Nổi tiếng nhất là tập thơ đầu tiên có 66 câu, mô tả một chuyến đi trên tuyến Tokaido từ Shimbashi đến Kobe và được Umewaka Ono, một nhạc sĩ và giáo viên âm nhạc phổ thành giai điệu nổi tiếng như ngày nay.

Vào thế kỷ sau đó, chương trình dành cho trẻ em của NHK "Yugata Quintet" lấy giai điệu này và phát trên 29 nhà ga của tuyến Yamanote theo thứ tự và theo cả hai hướng. Dần dần giai điệu này trở nên quen thuộc với những hành khách đi tàu. Phiên bản này đã trở thành một bản hit ngay lập tức, và kết quả là nó đã trở thành một phần không thể tách rời của tuyến Yamanote trong tâm trí mọi hành khách!

Có một trò chơi tại bàn nhậu vô cùng nổi tiếng ở Nhật! Bạn phải đọc lại tất cả các nhà ga của tuyến Yamanote theo đúng thứ tự khi đã uống say! 

13. Vẽ tuyến Yamanote

YamanoteYamanote là một dự án của hai nhà thiết kế đồ họa Thụy Sĩ ở Tokyo, Julien Mercier và Julien Wulff. Họ đã thiết kế hai áp phích cho mỗi nhà ga của tuyến Yamanote nhằm khắc họa tinh thần và đặc điểm của mỗi ga. Họ cũng tổ chức các sự kiện gần mỗi nhà ga để trưng bày các áp phích của nhà ga đó.

Các thiết kế là sự kết hợp các họa tiết quen thuộc của từng nhà ga, như tháp đèn nằm gần Yoyogi, hay bia Yebisu có nhà máy nằm gần ga Ebisu. Shibuya sầm uất được miêu tả với một đôi giày thể thao, trong khi Ueno với công viên và viện bảo tàng, được phác họa với một thiết kế hình bông hoa.

Nếu bạn muốn nhìn thấy tất cả các đặc điểm của mỗi khu vực trong thành phố Tokyo, hãy xuống tại tất cả các ga trên tuyến Yamanote. Hy vọng rằng bài viết này đã giải thích được tại sao tuyến tàu Yamanote lại quan trọng đến vậy và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị cho chuyến đi du lịch sắp tới của bạn đên thủ đô Tokyo của Nhật Bản. 

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ, hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang Facebook của chúng tôi!

Tuyển tập Kanto

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

Koji
Koji Shiromoto
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng