13 điều có thể bạn chưa biết về chiếu Tatami

Tatami là một loại chiếu truyền thống rất độc đáo của Nhật Bản. Dưới đây là 13 điều thú vị về những tấm chiếu này giúp bạn có thêm kiến thức để không bỡ ngỡ khi bước vào căn phòng trải chiếu Tatami khi đến Nhật

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

1. Tatami là một loại sàn truyền thống ở Nhật Bản

Chiếu Tatami được làm từ cói và vải. Những sợi cói được đan lại với nhau, và dùng vải để bọc bên ngoài các mép cói. Những căn phòng truyền thống của Nhật, Washitsu (和室) luôn sử dụng chiếu Tatami để trải sàn. Ban đầu chiếu Tatami mới sẽ có màu xanh, qua thời gian sẽ chuyển sang màu vàng.

2. Tatami được làm bằng máy

Như đã được đề cập ở trên, chiếu được làm từ các sợi cói đan lại với nhau. Kumamoto, Hiroshima, Okayama, Fukuoka, và Kouchi là những nơi nổi tiếng với việc trồng nguyên liệu làm Tatami là sợi cói, hay Igusa (イグサ) trong tiếng Nhật. Thông thường, để tạo ra một tấm chiếu Tatami phải sử dụng từ 4.000 – 7.000 sợi cói. Quá trình dệt bằng máy diễn ra trong khoảng một tiếng rưỡi.

3. Kích thước tiêu chuẩn của chiếu Tatami là khoảng 910mm x 1.820mm

Chiếu Tatami tiêu chuẩn có 2 loại: loại có tỷ lệ cạnh 2:1 hoặc loại có kích thước bằng một nửa loại kia. Các tấm chiếu Tatami được làm ra để vừa với căn phòng, chứ không phải ngược lại. Vậy nên sẽ có kích thước tiêu chuẩn, nhưng cũng có những kích thước khác nữa.

4. Có 4 kích cỡ của chiếu Tatami

Thông thường, chiếu Tatami được đặt hàng theo yêu cầu để vừa với kích thước phòng. Trong đó, có 4 kích thước tiêu chuẩn: Kyouma (京間), Chuukyouma (中京間), Edoma (江戸間), và Danchima (団地間). 

5. Chiếu Tatami vốn được làm từ các sợi rơm khô đan ép chặt vào nhau

Chúng bắt đầu mang những đặc điểm của Tatami hiện đại là vào thời kì Heian. Độ dày của chiếu Tatami thời điểm này đã được gia tăng và kích thước trở thành tiêu chuẩn. Dưới thời Muromachi, với sự xuất hiện của kiến trúc kiểu Shoindukuri (書院造), các căn phòng đều được trải chiếu Tatami như minh hoạ trong hình dưới. Đến thời kì Edo, chiếu Tatami đã trở nên thông dụng đến mức có cả công việc chuyên phụ trách trải chiếu Tatami khi xây dựng nhà cửa và lâu đài.

6. Tatami bao gồm 3 phần

Tatami Doko (畳床) là phần lõi của chiếu Tatami. Theo truyền thống, lõi chiếu được làm từ rơm khô nén lại thật chặt, nhưng do tình trạng khan hiếm rơm rạ và vấn đề sâu mọt, người ta đã chuyển sang sử dụng ván ép hoặc nhựa styren. 

Tatami Omote (畳表) là bề mặt của chiếu Tatami. Đây là lớp cói khô được dệt một cách cẩn thận. Họ dùng sợi gai hoặc sợi bông để dệt sợi dọc.

Tatami Fuchi (畳縁) là phần mép của chiếu Tatami. Họ cuốn vải xung quanh phần mép chiếu Tatami để che đi mép lớp cói. Hình ảnh trên là ví dụ về các mẫu Tatami Fuchi khác nhau.

7. Có 2 cách trải chiếu Tatami

Shyugi Shiki (祝儀敷き) là cách phổ biến nhất được sử dụng trong các gia đình. Các tấm thảm Tatami được đặt sao cho các góc của 4 tấm Tatami không chụm lại thành một điểm. 

Fushyugi Shiki (不祝儀敷き) được sử dụng cho các sự kiện không may mắn ví dụ như đám tang. Đây là phong tục để tránh vận đen.

8. Còn có loại chiếu Tatami đặc biệt sử dụng trong các căn phòng kiểu phương Tây

Chúng được gọi là Unit Tatami (ユニット畳) hay Oki Tatami (置き畳). Những tấm chiếu này có hình chữ nhật và được dùng trong các gia đình có phòng theo kiến trúc phương Tây với sàn gỗ cứng. Chúng được đặt trên sàn gỗ cứng.

9. Có loại chiếu Tatami đặc biệt sử dụng trong thi đấu Judo

Chúng được gọi là Judo Tatami (柔道畳). Họ không sử dụng cói mà sử dụng một tấm polymer có bề mặt nhám giống như chiếu Tatami thông thường. Bởi vậy, loại chiếu này phù hợp với cả những động tác Judo mạnh mẽ mà không sợ bám bụi hoặc bị rách. 

10. Có thể sử dụng máy hút bụi, chổi lau sàn hoặc một mảnh vải để vệ sinh chiếu Tatami

Chiếu Tatami chịu ẩm rất kém. Nếu bạn để chiếu Tatami trong môi trường ẩm ướt, chúng sẽ dễ bị mốc. Để tránh tình trạng này, bạn nên vệ sinh hằng ngày bằng máy hút bụi ở chế độ đặc biệt dành cho Tatami, hoặc sử dụng chổi lau sàn đặc biệt. Nếu muốn vệ sinh thật kỹ, bạn nên sử dụng một mảnh vải để lau. Quan trọng nhất là bạn phải lau theo chiều của sợi cói đan.

Nếu bạn không thể làm sạch chiếu hoặc chiếu bị ngả vàng, bạn có thể lật mặt còn lại lên sử dụng hoặc đổi một tấm chiếu mới. Tuổi thọ trung bình của một tấm chiếu Tatami vào khoảng 5 – 6 năm. 

11. Không được đi giày dép vào phòng trải chiếu Tatami

Việc cởi giày dép trước khi bước vào một căn phòng ở Nhật Bản đã trở thành phong tục, đặc biệt là với phòng lát sàn gỗ cứng hoặc trải chiếu Tatami. Không được mang giày trong phòng trải chiếu Tatami, bởi có thể làm hỏng tấm cói dệt.

12. Hiện nay, rất nhiều gia đình có cả phòng lát sàn gỗ cứng và phòng trải chiếu Tatami

Đây là sự kết hợp giữa Nhật Bản truyền thống và hiện đại trong cùng một căn nhà. Một vài người thích ngủ trên chiếu Tatami với nệm Futon, hơn là ngủ giường trên sàn gỗ cứng. Một vài người sử dụng phòng theo kiến trúc Nhật Bản để làm phòng khách.

13. Buộc phải ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi kiểu quỳ Seiza trên chiếu Tatami

Ngồi bắt chéo chân là cách ngồi thông thường hơn. Seiza (正座) là cách ngồi chuẩn mực nhất ở Nhật Bản. Bạn phải quỳ gối xuống và ngồi lên hai chân, với hai bàn chân hơi đan chéo dưới mông. 

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

tsunagu
tsunagu Japan
Xin chào, đây là tài khoản chính thức của Tsunagu Japan
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng