Setsubun - Lễ hội ném đậu xua đuổi ma quỷ và món ăn Ehomaki

Đầu tháng Hai hàng năm ở Nhật Bản tiết trời có lẽ chưa bước hẳn sang xuân nhưng đối với lịch âm thì không phải như vậy. Ngày mồng 3 tháng Hai (đôi khi là ngày mồng 4 tùy theo từng năm) được đánh dấu là ngày trước khi bắt đầu một mùa mới theo lịch âm lịch. Lúc này nhiều nơi trên nước Nhật tổ chức lễ hội Setsubun (Tiết phân). Mặc dù lễ Setsubun không phải ngày lễ quốc gia nhưng nó lại có đầy đủ những điều tuyệt vời của một lễ hội lớn: từ bầu không khí vui vẻ cho cả gia đình cho đến những món ăn đặc trưng riêng là đậu nành rang và cơm sushi cuộn ehomaki. Một điều thú vị là trước đây số lượng hạt đậu thường nhiều gấp đôi vì được coi như vũ khí để đánh đuổi ma quỷ. Nào cùng tìm hiểu một số điều thú vị về lễ hội Setsubun nhé!

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Lễ hội Setsubun được tổ chức như thế nào?

Năm 2020, lễ hội Setsubun được tổ chức vào ngày 03 tháng Hai và như thường lệ sẽ có hoạt động "mamemaki" - một phong tục được lưu truyền từ thế kỷ thứ 14 (hoặc thậm chí là sớm hơn). Bạn sẽ phải ném đậu nành rang và đọc một câu thần chú trừ tà. Phong tục thú vị này được trẻ nhỏ vô cùng yêu thích và làm theo. Để thực hiện nghi lễ mamemaki đúng cách, bạn cần mua túi fukumame (túi đậu may mắn) thường được bán ở hầu hết các cửa hàng của Nhật từ đầu tháng Giêng và vừa ném chúng ra cửa vừa nói "Oni wa soto!" (Ma quỷ cút ra ngoài!). Điều này hầu như mang tính biểu tượng, gắn "ma quỷ" với những gì bất hạnh của con người.

Sau đó, bạn đi ra ngoài và vừa ném những hạt đậu nành rang vào nhà vừa hét lên "Fuku wa uchi!", nghĩa là "Mời hạnh phúc vào trong!". Theo như phong tục, bạn sẽ ăn một vài hạt đậu "đã vào trong nhà". Đây cũng chính là lý do người ta thường đóng gói chúng trong túi ni lông để bạn có thể thoải mái vứt và ăn những hạt đậu rơi trên sàn nhà.

Làm thế nào để chào mừng Setsubun (những phong tục khác)

Đó là những bước cơ bản chào mừng lễ hội Setsubun của người Nhật nhưng vẫn còn nhiều chi tiết thú vị khác. Số lượng hạt đậu nành rang bạn ăn sẽ tương ứng với số tuổi của bạn, mặc dù cũng có những phong tục nói rằng bạn nên ăn số hạt đậu bằng số tuổi của bạn cộng thêm một để kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa, ở một số gia đình người cao tuổi nhất là đàn ông trong gia đình hoặc người đàn ông vào năm tuổi của mình (năm 2020 là tuổi Tí) sẽ đóng giả là quỷ dữ trong lễ trừ tà. Điều này nghĩa là họ phải đeo một mặt nạ quỷ bằng nhựa hoặc bằng giấy (thường được bán theo set với túi fukumame) và đứng đe dọa bên ngoài cửa và bị mọi người ném những hạt đậu vào người. Tuy nhiên, việc cầm và múa chiếc chùy nhọn để cho giống quỷ thì lại khá nguy hiểm và thường bị mọi người phản đối.

Những gia đình ở Kanto và Nara còn giữ lại những phong tục theo nếp xưa bằng việc trang trí căn nhà của mình với những đầu cá và những chiếc lá thiêng có đầu nhọn để xua đuổi ma quỷ (vì họ quan niệm rằng quỷ dữ sẽ sợ những chiếc lá này chọc vào mắt chúng). Nhưng tất nhiên là ai mà chẳng sợ như thế, phải không nào?

Những lễ hội Setsubun lớn nhất ở khu vực Tokyo

Mặc dù lễ hội Setsubun trước đây được thực hiện tại gia, nhưng qua nhiều năm nó đã phát triển thành một sự kiện mang tính xã hội và đã có rất nhiều lễ hội đã được đưa tin lên phương tiện thông tin đại chúng, treo những giải thưởng và nhiều chính trị gia cũng như nghệ sỹ nổi tiếng, diễn viên hay võ sĩ sumo tham dự. Một trong những sự kiện lớn nhất được tổ chức là lễ hội Setsubun ở chùa Zojo-ji ở Tokyo và chùa Naritasan ở tỉnh Chiba. Ở những ngôi chùa lớn này, hơn một tấn đậu nành rang đã được tung ném cho đám đông tập trung ở đây vào ngày lễ hội mỗi tháng Hai.

Chùa Senso-ji ở Asakusa cũng tổ chức một lễ hội Setsubun ấn tượng không kém phần, nhưng có điều này là đặc biệt nhất. Khi những lời phù chú "Oni wa soto! Fuku wa uchi!" được nói ở khắp nước Nhật vào thời gian này thì ở chùa Senso-ji , ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thờ Quán thế âm Bồ tát cho rằng ma quỷ sẽ không bao giờ dám lộ diện trước vị thần bảo hộ của họ. Đó là lý do tại sao những lời chú ở Asakusa được thay đổi thành "Senshu banzei fuku wa uchi!" nghĩa là "Sự may mắn vĩnh cửu sẽ đến!"

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Ehomaki là món ăn gì?

Hạt đậu không phải là loại thực phẩm thần kỳ duy nhất mà bạn có thể thấy trong lễ hội Setsubun. Gần đây người dân Nhật Bản còn thêm cả món sushi cuộn ehomaki. Theo truyền thống, món sushi cuộn ehomaki cần phải có đầy đủ bảy loại nguyên liệu tượng trưng cho Bảy vị thần may mắn của Nhật Bản (Shichifukujin). Những nguyên liệu này có thể là bất cứ thứ gì như: dưa chuột, trứng tráng (tamagoyaki), thịt bò nướng, sò điệp..v..v. Chi tiết từng loại nguyên liệu không quá quan trọng. Điều quan trọng nhất là bạn phải cuốn tất cả chúng lại với nhau và không được cắt sau khi cuốn xong. Thông thường, mọi người sẽ cắt sushi cuộn ra thành từng miếng nhỏ nhưng món ehomaki không bao giờ được cắt vì người ta tin rằng việc đó sẽ đồng nghĩa với việc "cắt bỏ" đi những may mắn của bạn vậy.

Klook.com

Làm sao để ăn món Ehomaki?

Bạn có thể dễ dàng làm Ehomaki tại nhà hoặc đơn giản có thể mua ở cửa hàng. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, bạn cần phải biết cách ăn món này thật đúng điệu. Bên cạnh việc không được cắt cuộn cơm, bạn cần chú ý khi ăn Ehomaki phải ngồi thật tĩnh lặng và mặt quay về đúng hướng may mắn của năm để cầu mong thần may mắn sẽ đến với mình.

Truyền thống này dường như bắt nguồn từ khu vực phía Đông nước Nhật khoảng thời kỳ Edo (1603-1868) và thường thay đổi vị trí mỗi năm theo như sự luân chuyển của hai cực âm dương. Những quan điểm về vũ trụ huyền bí này dựa trên triết học cổ đại Trung Hoa. Và đúng như vậy, "phương hướng của vận may" ehomaki được thay đổi theo từng năm. Như năm 2020, hướng này là hướng Tây - Tây Bắc, do vậy nếu bạn muốn món cuộn ehomaki phát huy tác dụng nhất trong năm, bạn hãy mang la bàn ra đo cho chính xác nhé!

Việc tổ chức lễ hội Setsubun nào phù hợp với bạn?

Nếu bạn vừa đến Nhật Bản vào đầu tháng hai, bạn có thể tham dự lễ hội Setsubun tại những ngôi chùa ở khắp thủ đô. Những lễ hội này rất sôi động và cuồng nhiệt vì mọi người đều tranh giành những hạt đậu, đây là một trải nghiệm tuyệt vời bạn không thể tìm thấy ở đâu khác. Sau khi kết thúc việc tranh giành đấu tranh vì những hạt đậu, hãy nhớ mua món ehomaki và vừa ăn vừa hướng mặt về đúng hướng để tha hồ đón vị thần may mắn cho cả một năm nhé!

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang FacebookTwitter hoặc Instagram của chúng tôi!

Tuyển tập Kanto

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

Cezary
Cezary Strusiewicz
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng