Ohara - Miền quê thanh bình phía Bắc Kyoto

Ohaha nằm ở khu vực phía Đông Bắc của thành phố Kyoto. Bạn sẽ cảm nhận được một bức họa đồng quê qua thiên đường rêu phong của chùa Sanzen-in hay những cây gỗ xoắn ở chùa Jakko-in. Không chỉ được bao quanh bởi một miền quê thanh bình, mảnh đất này còn là nơi ghi lại những trang thiên sử với dấu chân của các anh hùng samurai như "Truyện kể Heike". Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để khám phá thêm về mảnh đất thiên nhiên trù phú này của Kyoto nhé!

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Trong những tháng hè ở Kyoto, các quận trung tâm của Shijo và Sanjo lại lấp lánh ánh đèn của những nhà hàng kawayuka được dựng lên, nơi du khách có thể ngồi thưởng thức bữa ăn bên sông Kamo. Bờ sông này là hình ảnh mang tính biểu tượng của cuộc sống ở thành phố Kyoto. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của những người đạp xe, các nghệ sĩ biểu diễn ca nhạc, những người đi dã ngoại,... dọc bờ sông, chạy dài đến vùng đồng bằng - nơi dòng sông bị chia cắt ở Demachiyanagi. Sông Kamo bắt nguồn từ một dòng sông khác, sông Takano - dòng sông này chia nhánh ở phía Đông Bắc. Theo dòng Takano đi xa hơn về phía Bắc, bạn sẽ đến được mảnh đất Ohara - mảnh đất được thiên nhiên ưu ái với khung cảnh miền quên thanh bình và núi sông tuyệt mỹ.

Một chuyến đi lang thang

Tên gọi Ohara có nghĩa là cánh đồng lớn, nhưng thực chất khu vực này của Kyoto lại nằm trong một thung lũng, nép mình giữa những ngọn núi được phủ xanh quanh năm. Bạn sẽ mất khoảng 1 giờ để đi từ trung tâm Kyoto đến Ohara. Tuy nhiên, hành trình rất đơn giản. Bạn có thể đi xe buýt chạy từ ga tàu điện ngầm Kokusaikaikan ở phía Bắc, hoặc trực tiếp từ ga Kyoto (xe số 17, có đi qua các quận trung tâm của Shijo và Sanjo). Đây hứa hẹn sẽ là một chuyến đi nhẹ nhàng nhưng vô cùng thú vị để bạn chiêm ngưỡng sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên.

Tôi bắt đầu hành trình của mình từ Shijo-dori, nằm ở trung tâm Kyoto. Từ trung tâm thành phố nhộn nhịp, xe buýt của tôi dần lăn bánh, hướng về khu vực phía Bắc thành phố Kyoto - nơi cuộc sống diễn ra có phần chậm lại hơn. Những sự thay đổi đến từ từ, từng chút một, vẽ nên trước mắt tôi là khung cảnh chuyển dần sang sắc xanh và những con đường quanh co đi qua qua các khu dân cư trên núi.

Điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở Ohara là chùa Sanzen-in. Thật may mắn vì hầu hết các điểm ưa thích của Ohara đều có hướng dẫn cách đi tại trạm xe buýt (bằng tiếng Nhật). Một mũi tên lớn chỉ cho tôi biết để có thể đến ngôi chùa này, tôi cần sang đường và đi lên một ngọn đồi. Con đường chạy dọc một nhánh sông nhỏ, bỏ lại sau lưng tôi là cánh đồng lúa xinh đẹp, lối vào chùa có rất nhiều các cửa hàng bán lẻ, từ những món phụ kiện nhỏ xinh cho đến các loại rau củ được trồng ở địa phương. Nếu bạn đang đói bụng thì cũng đừng lo vì ở đây có nhiều nhà hàng nằm ngay cạnh cổng chùa, phía trên đỉnh đồi. 

Dạo quanh khu vườn yên tĩnh

Nhịp sống ở Ohara chậm hơn nhiều so với ở trung tâm Kyoto, tuy chỉ là một miền quê nhưng Ohara lại mang đậm dấu ấn lịch sử. Chùa Sanzen-in được xây dựng năm 804 bởi một nhà sư tên là Saicho, người đã truyền bá Phật giáo Tendai đến với Nhật Bản. Đây cũng là ngôi chùa monzeki hiếm hoi, nơi các thành viên hoàng tộc được coi như những nhà sư trụ trì. Ngôi chùa Sanzen-in là nơi lưu giữ Kho báu Quốc gia: Một trong ba tượng Phật Amida có từ thời Heian (794 - 1185)

Chùa Sanzen-in mang vẻ đẹp tuyệt vời vào mùa thu với những tầng lá phong đỏ. Thế nhưng, dù cho chuyến đi của tôi rơi vào mùa hè thì màu xanh của "viên ngọc được ẩn giấu" này cũng vẫn khiến tôi không khỏi phấn khích.

Tin tôi đi, nhất định bạn sẽ không thất vọng khi ghé thăm nơi đây đâu!

Khu vườn rêu phong của Sanzen-in rất cuốn hút, và nếu quan sát kỹ, bạn có thể tìm thấy một số bức tượng jizo nhỏ, ẩn mình đâu đó trong khuôn viên. Ngôi chùa rất rộng lớn, với một cái ao và một vườn hoa cẩm tú cầu. Nơi đây cũng có nhiều phong cảnh rêu phong, cổ kính mang vẻ đẹp hoàn hảo đang chờ bạn khám phá vào bất kỳ mùa nào trong năm.

(Tượng Jizo: Được chụp bởi Takashi Sugimura)

Một vùng quê bình dị

Điểm dừng chân tiếp theo của tôi là ở trên thung lũng đối diện sườn đồi: Chùa Jakko-in. Quay trở lại trạm xe buýt khi tôi đến, một biển chỉ đường khác dẫn tôi đến ngôi chùa này, nó nằm ở hướng ngược lại với chùa Sanzen-in. Con đường này mang đậm màu sắc thôn quê và sẽ đưa bạn qua ngôi làng Ohara. Khung cảnh đẹp như tranh vẽ này do những người lao động ở đây tạo nên và không đâu có thể bắt chước lại được không khí nông thôn tại vùng đất này. Nhìn xuống thung lũng, tôi có thể thấy được những tia sáng mặt trời lọt qua những đám mây và thả nhẹ lên cánh đồng. Cảnh tượng ấy khiến người ta khó có thể cưỡng lại được cảm giác muốn chạy ngay tới đó.

Có một vài ngã rẽ trên đường (tất cả đều được đánh dấu rõ ràng, nhưng chỉ có một vài biển hướng dẫn bằng tiếng Anh, vì vậy bạn nên tra trước tuyến đường khi đến, hoặc bạn có thể hỏi một trong số những người bản xứ thân thiện), nhưng sau khi đi qua một vài suối nước nóng onsen, tôi đã đến được con đường rợp bóng cây dẫn đến cổng chùa Jakko-in.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Sự gắn kết với văn học Nhật Bản

Cũng giống như ngôi chùa Phật giáo Tendai - Sanzen-in, chùa Jakko-in được xây dựng vào năm 594 bởi Thái tử Shotoku - nhân vật nổi bật ở Nhật Bản vào thế kỷ 5 - 6. Phần chính điện của ngôi chùa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn năm 2000 và sau đó được xây dựng lại rất đẹp như ngày nay. Trận hỏa hoạn này cũng đã tàn phá một cây gỗ xoắn 1000 năm tuổi. Cũng giống như chùa Jakko-in, cây gỗ đã xuất hiện trong tác phẩm kinh điển của Nhật Bản - "Truyện kể Heike". Ngôi chùa này cũng chính là nơi Kenreimon, con gái của Taira no Kiyomori, đã đến để sống tách mình khỏi thế giới sau thất bại của cha cô dưới bàn tay của gia tộc Genji. Đi sâu hơn vào sân chùa, tôi đã có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng Kenreimon đứng giữa một thảm rêu xanh tuyệt đẹp.

Tuy quy mô của ngôi chùa không quá lớn nhưng nó đem lại cho tôi cảm giác thanh bình khi đi dạo trong khuôn viên này.

Ngay cả khi rời khỏi những ngôi chùa, tôi vẫn không có cảm giác hành trình của mình đã kết thúc. Sự bình yên và khung cảnh đồng quê của Ohara đã cho tôi được hít thở bầu không khí trong lành và tận hưởng nhịp sống chậm lại của một miền đất nơi cố đô.

Klook.com

Tìm hiểu thêm về các địa điểm có trong bài viết

Chùa Sanzen-in (Tiếng Anh)
Chùa Jakko-in (Tiếng Nhật) 
Đăng kí tour thăm quan khu vực Ohara

Bản quyền về nội dung và hình ảnh trong bài viết này thuộc về KYOTO CITY OFFICIAL TRAVEL GUIDE

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ, hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang FacebookTwitter, hoặc Instagram của chúng tôi!

Tuyển tập Kansai

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

tsunagu
tsunagu Japan 編輯部
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng