Các vị thần Nhật Bản: Giới thiệu về các Kami

Các vị thần Nhật Bản được gọi là "kami", là một phần của thần thoại Nhật Bản và được thờ phụng cho đến tận ngày nay tại các đền thờ trên khắp Nhật Bản. Vì các đền thờ tại Nhật Bản là sự kết hợp giữa nhiều tôn giáo và tín ngưỡng (cụ thể là Thần đạo và Phật giáo), nên những ai không phải người Nhật có thể sẽ cảm thấy khá khó khăn khi muốn tìm hiểu về các vị thần tại đền thờ ở Nhật Bản. Bài viết này sẽ giới thiệu về đền thờ Nhật Bản, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật, giới thiệu về các vị thần được tôn thờ tại đất nước này và trả lời một số câu hỏi thường gặp về Kami.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Miếu, Đền, Kami và Bồ tát

Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản hoặc biết về đất nước này qua truyền hình, rất có thể bạn đã biết về các đền thờ và chùa của Nhật Bản. Từ cổng torii màu đỏ nổi trên vịnh Itsukushima ở Hiroshima, cho đến những con đường tuyệt đẹp của chùa Senso-ji ở Asakusa, Tokyo - nơi có một ngôi chùa cao chót vót, đây đều là những địa điểm du lịch tâm đẹp và mang tính biểu tượng ở Nhật Bản.

Nhưng bạn có biết đền thờ và chùa khác nhau ở chỗ nào không? Đầu tiên, đền thờ được biết đến là nơi thờ phụng tôn giáo Thần đạo độc nhất của Nhật Bản và có lịch sử lâu đời như chính lịch sử của đất nước này. Còn chùa chiền là nơi cầu nguyện của Phật giáo, một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ khoảng 1.500 năm về trước.

Bạn có thể đã nghe nói về kami - các vị thần trong đạo Shinto truyền thống của Nhật Bản. Có thể bạn thậm chí còn biết rằng có rất nhiều các vị thần trong đạo Shinto vì mọi ngóc ngách và khu phố ở Nhật Bản dường như đều có một ngôi đền dành riêng cho một vị thần nhất định. Nhưng có thể bạn vẫn chưa biết rõ hình tượng kami trong bối cảnh tôn giáo ngày nay tại ở Nhật Bản là gì. Vậy còn đức phật và bồ tát thì sao? Chính xác thì người Nhật tin vào điều gì? Các vị thần mà họ tôn thờ là những ai, tên là gì và là vị thần tượng trưng cho điều gì? Làm thế nào những điều này liên quan với nhau?

Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé!

Tôn giáo ở Nhật Bản ngày nay

Để hiểu các vị thần ở Nhật Bản, bạn cần phải hiểu rõ tôn giáo của đất nước này. Từ trước đến nay luôn tồn tại 2 tôn giáo chính ở Nhật Bản là Thần đạo và Phật giáo. Không có số liệu nào thống kế chi tiết về số lượng người theo hai tôn giáo này là bao nhiêu, nhưng tỷ lệ phần trăm thường thay đổi khá nhiều. Điều này là do cách nhìn nhận về tôn giáo của người Nhật khá đa dạng. Chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề này trong phần sau. Bây giờ, hãy tìm hiểu về Thần đạo và Phật giáo chi tiết hơn một chút nhé!

Thần đạo

Thần đạo (神道, "con đường của các vị thần") là tôn giáo bản địa của Nhật Bản. Tôn giáo này tôn thờ "kami" (có nghĩa là "thần", "linh hồn" hoặc "các thế lực siêu nhiên"). Những kami này thường được tôn thờ tại hàng nghìn ngôi đền nằm rải rác trên toàn nước Nhật, từ những đền thờ nhỏ nằm ở ven đường hay ở một quầy bán đồ ăn ở lễ hội mùa hè cho đến những khu rừng rộng lớn.

Thần đạo không tôn thờ duy nhất một vị thần nào, cũng không có những ghi chép cổ chính thống. Đúng hơn, Thần đạo là sự kết hợp của hàng nghìn tín ngưỡng bản địa có chung hình thức thờ cúng tương tự như nhau. Những người tôn thờ Thần đạo không chọn một kami cụ thể và tôn thờ duy nhất một người, mà thực hiện các nghi lễ cho tất cả các vị thần Nhật Bản khác nhau.

Phật giáo

Phật giáo được du nhập từ một lục địa thuộc châu Á, nên có hệ thống rõ ràng hơn Thần đạo truyền thống. Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ và dần trở nên phổ biến khắp Nam và Đông Á, đến Trung Quốc trong thế kỷ 1 và 2 SCN. Sau đó, tôn giáo này du nhập vào Nhật Bản vào khoảng năm 500 SCN, trong thời kỳ Kofun.

Tuy nhiên, phải đến thời Kamakura, vài trăm năm sau, Phật giáo mới thực sự "bén rễ". Cũng giống như Thần đạo, Phật giáo ở Nhật Bản không tôn thờ duy nhất một vị thần hay theo duy nhất một trường phái mà được chia thành các trường phái khác nhau, tất cả đều có những cách nhìn nhận khác nhau về tôn giáo. Ví dụ, trong khi trường phái "Amida" (Phật giáo Tịnh độ) tôn thờ Đức Phật thông qua kinh sách, thì trường phái "Zen" lại tập trung vào việc rèn luyện tâm đức để đạt được giác ngộ thông qua thiền định.

Khác với Thần đạo, Phật giáo ban đầu vốn không liên quan đến việc thờ cúng thần linh. Sau khi lan rộng ra khắp châu Á, các trường phái khác nhau bắt đầu có những tư tưởng và định hướng khác nhau, một số trong số đó bắt đầu việc thờ cúng các đấng tối cao hay các vị Phật. Mặt khác, lúc bấy giờ các trường học ở Nhật Bản cũng đã chịu ảnh hưởng lớn từ tín ngưỡng Thần đạo và do đó, họ đã thêm các vị thần vào tín ngưỡng của họ.

Người Nhật thực sự tin vào tôn giáo nào?

Theo Cục Văn hóa Nhật Bản, 69% người Nhật theo Thần đạo, trong khi 66% người dân theo Phật giáo. Điều này cho thấy đây chính là dấu hiệu chứng minh rằng tôn giáo của Nhật Bản có một chút khác biệt với các tôn giáo khác trên thế giới.

Ví dụ, nhìn vào các tín ngưỡng của người Abraham của Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo, người ta sẽ thấy họ có một niềm tin mãnh liệt vào giáo phái của mình. Điều này có xu hướng tạo ra ranh giới giữa các tôn giáo: bạn là tín đồ của chỉ duy nhất một tôn giáo này hoặc tôn giáo kia và chủ nghĩa đồng bộ (pha trộn tôn giáo) là rất hiếm. Tôn giáo và văn hóa Nhật Bản có một cách tiếp cận khác. Niềm tin không phải là trọng tâm của tôn giáo ở Nhật. Trên thực tế, điều đó thậm chí cũng không thực sự quá quan trọng. Những gì được cho là quan trọng chính là phương pháp và hành động.

Bạn có tuân theo các nghi lễ tôn giáo mà mình đã được học không? Bạn có sống và hành động theo đúng quy chuẩn mà tôn giáo của mình đưa ra không? Những câu hỏi này luôn nằm trong suy nghĩ của phần lớn người Nhật trong văn hóa đời sống hàng ngày, không riêng bất kỳ chủ nghĩa tôn giáo nào. Tôn giáo và văn hóa Nhật Bản gắn bó chặt chẽ với nhau, đến mức những hành động và suy nghĩ của họ có thể bắt đầu thuần túy như một nghi lễ tôn giáo và giờ đây đã trở thành văn hóa ăn sâu vào nếp sống hàng ngày.

Điều này có nghĩa là tôn giáo ở Nhật Bản không có ranh giới rõ ràng. Người Nhật thường thoải mái vay mượn các khía cạnh từ cả việc thờ phụng của Thần đạo truyền thống cũng như từ các trường phái khác nhau của Phật giáo và áp dụng chúng vào cuộc sống của mình rồi pha trộn và kết hợp mà không cần quan tâm đến ranh giới của tín ngưỡng. 

Các vị thần của Nhật Bản

Quan điểm của người dân Nhật Bản về tôn giáo và sự giao thoa giữa các tín ngưỡng đã đồng bộ hóa và tạo ra số lượng lớn rất nhiều thần linh mà họ tôn thờ. Ban đầu, chỉ có các kami là thần hộ mệnh của Thần đạo, nhưng kể từ khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, hai tôn giáo đã giao thoa và có những điểm chung.

Trước khi Phật giáo xuất hiện, các kami được biết đến là các vị “thần thánh” và giống như “linh hồn” hoặc các thế lực siêu nhiên. Mỗi kami được liên kết với một sức mạnh nhất định, như gió, đất, hoặc núi. Họ được tôn thờ vì sức mạnh của mình và mỗi vị thần đều có khả năng riêng, có thể thiên về thiện, ác, sức khỏe hoặc khả năng sinh sản.

Sau khi Phật giáo xuất hiện, những kami này đã được nhân hóa, mang hình dáng con người và mang những phẩm chất, tính cách giống con người (giống với thần thoại Hy Lạp). Mặt khác, Phật giáo trước đây vốn đã có riêng một danh sách các vị thần mà mình tôn thờ. Những vị thần mà Phật giáo tôn thờ cũng có năng lực siêu nhiên và có liên quan đến những yếu tố trong thiên nhiên như Thần đạo. 

Cùng với nhau, hai tôn giáo tạo thành thần thoại kami của Nhật Bản. Theo truyền thống, có 8 triệu vị thần ("yaorozu no kami"), điều này quả là khó có thể tưởng tượng nổi. Tuy nhiên, 8 triệu là chỉ là một con số ẩn dụ cho việc không thể đếm được, ẩn ý rằng có vô số kami. Đây vừa là một cách phản ánh tư tưởng của cả Thần đạo và Phật giáo (một ngôi đền có thể tôn thờ nhiều kami cùng một lúc, có thể từ 1 - 100); cũng như khẳng định rằng mỗi một thứ trong cuộc sống đều có một vị thần bảo hộ và họ hiện diện ở khắp mọi nơi.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 trong số các Kami Thần đạo chính, 3 trong số các Kami Phật giáo chính, cũng như giới thiệu ngắn gọn về 7 kami tượng trưng cho sự may mắn.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Các vị thần chính trong Thần đạo

Bất chấp chủ nghĩa địa phương cực đoan của Thần đạo, các vị thần chính của Thần đạo khá phổ biến trên khắp Nhật Bản và họ thường xuất hiện trong hầu hết các câu chuyện về Thần đạo. Có rất nhiều vị thần, chẳng hạn như:

  • Amaterasu-Omikami: Nữ thần mặt trời, nguồn gốc của Hoàng gia Nhật Bản và được coi là vị thần "chính"
  • Ame-no-Uzume: Nữ thần bình minh, bảo hộ cho các vũ công
  • Fujin: Thần gió, một trong những vị thần lớn tuổi nhất, vị thần tạo ra thế giới
  • Hachiman: Thần chiến tranh
  • Inari Okami: Thần của lúa gạo, tượng trưng cho khả năng sinh sản và sự thịnh vượng 
  • Izanagi: Tổ tiên của các vị thần khác và là vị thần của các hòn đảo Nhật Bản
  • Izanami: Em gái và vợ của Izanagi, cũng là vị thần tạo ra vòng luân hồi chuyển kiếp
  • Ninigi-no-Mikoto: Ông cố của vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản
  • Raijin: Thần sấm sét
  • Ryujin: Thần rồng, có khả năng điều khiển thủy triều
  • Suijin: Thần nước
  • Tsukuyomi-no-Mikoto: Thần mặt trăng

Mỗi một vị thần đều có tính cách, sức mạnh riêng và những câu chuyện gắn liền với họ, nhưng nhiều trong số đó có họ hàng với nhau. Trong thần thoại, các vị thần thường quen biết và chiến đấu với nhau, giống như các yếu tố tự nhiên luôn kết hợp và tồn tại với nhau.

Chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn một số vị thần được kể trên.

Izanagi và Izanami: Đấng tạo hóa cuối cùng

Izanagi và em gái (và cũng là vợ) Izanami là vị thần cuối cùng trong những vị thần đầu tiên của Nhật Bản, và cùng nhau, họ đã tạo ra quần đảo Nhật Bản. Được giao nhiệm vụ tạo ra các vùng đất trên thế giới, Izanagi và Izanami cầm một cây giáo nạm ngọc và khuấy động vùng nước bùn của Trái đất, tạo thành hòn đảo đầu tiên, tên là Onogoro.

Trên hòn đảo đó, họ đã dựng một chiếc cột khổng lồ. Izanagi và Izanami đi vòng quanh cây cột theo hai hướng ngược nhau và khi gặp nhau ở phía đối diện, họ đã tạo ra những hòn đảo. Tuy nhiên, khi gặp lại nhau, Izanami lại là người đầu tiên mở lời trước và điều này đã vi phạm quy tắc vì nam thần nên là người cất lời trước. Chính vì lẽ đó mà đứa con đầu lòng của Izanagi và Izanami không có xương như những đứa trẻ khác. Họ đã đặt đứa trẻ tên là Ebisu lên một chiếc bè (sau đó vị thần này đã lớn lên, phát triển xương và trở thành vị thần rất nổi tiếng bảo hộ cho ngư dân). Izanagi và Izanami thử lại một lần nữa và lần này Izanagi là người đầu tiên chào đón Izanami. Họ đã tuân theo quy tắc và làm thêm nhiều lần nữa cho đến khi tất cả các hòn đảo của Nhật Bản được tạo ra, cũng như nhiều kami khác đã được ra đời.

Trong số tất cả các kami vốn có dòng dõi từ cặp đôi này, không ai quyền năng hơn hơn Amaterasu, thần mặt trời - người bảo vệ thiên hà.

Amaterasu-Omikami: Nữ thần mặt trời, người bảo vệ thiên hà

Khi nói đến các kami chính trong Thần đạo, không có bất cứ một vị thần nào quyền năng hơn Amaterasu, Nữ thần Mặt trời. Ban đầu, vị thần này được cho là nam giới nhưng sau đó dần được chuyển thành nữ giới. Amaterasu được coi là kami “chính” trong số tất cả các kami. Nữ thần này cũng là người cai trị mặt trời và thậm chí là cả vũ trụ. Tên của nữ thần có nghĩa là "vị thần vĩ đại chiếu sáng từ thiên đường," tên gọi này cũng phần nào thể hiện quyền năng mạnh nhất của Amaterasu trong số các vị thần. Dòng dõi hoàng gia ở Nhật Bản, bắt đầu với Hoàng đế Jimmu huyền thoại, tuyên bố có nguồn gốc từ Amaterasu.

Có rất nhiều câu chuyện về Amaterasu, nhưng đây là một số câu chuyện nổi bật:

  • Nữ thần Amaterasu được sinh ra từ mắt trái của cha mình, thần Izanagi. Nữ thần được cha mình trao cho nhiệm vụ bảo vệ thiên hà. Amaterasu cũng có hai anh trai là vị thần Mặt trăng Tsukuyomi và vị thần bão tố Susanoo.
  • Amaterasu và anh trai của cô đã có con với nhau. Amaterasu đã cắn các mảnh nhỏ từ thanh kiếm của Susanoo và nhổ ra. Những mảnh nhỏ từ thanh kiếm đã biến thành những đứa trẻ.
  • Mối quan hệ của Susanoo và Amaterasu cuối cùng trở nên không mấy tốt đẹp. Susanoo đối xử thậm tệ với Amaterasu đến mức nữ thần phải trốn trong một hang động, từ đó, thế giới dần chìm vào bóng tối.
  • Các vị thần khác đã nghĩ ra một kế hoạch để dụ Amaterasu ra khỏi hang động, đó là tổ chức một bữa tiệc thịnh soạn bên ngoài để thu hút sự chú ý của Amaterasu và đặt một chiếc gương tại đó. Khi Amaterasu ló đầu ra ngoài và hỏi chuyện gì đang xảy ra, Amaterasu được cho biết rằng bên ngoài còn có một nữ thần còn đẹp hơn cả bản thân mình. Vì vậy, cô đã ra khỏi hang động và từ đó, thế gian lại được ngập tràn trong ánh sáng.
  • Chiếc gương trong câu chuyện cuối cùng đã được đưa cho cháu trai của Amaterasu với lời nhắc nhở cần phải tôn thờ chiếc gương như thể đó chính là Amaterasu. Đây là lý do mà "shinkyo" (gương thánh) vẫn thường được nhìn thấy trên bàn thờ trong nhiều đền thờ Thần đạo, vì chúng được cho là vật kết nối với các vị thần. 
Klook.com

Inari Okami: Vị thần cáo, gạo và sự thịnh vượng

Inari Okami là một trong những vị thần Nhật Bản phổ biến trong cả Thần đạo và Phật giáo. Hơn 1/3 trong số tất cả các đền thờ Thần đạo ở Nhật Bản (gần 32.000) được dành để thờ Inari Okami. Ban đầu, Inari Okami vốn là vị thần bảo hộ cho thợ rèn kiếm, sau này đã phát triển quyền năng và có thể bảo hộ nhiều thứ, từ khả năng sinh sản đến công nghiệp, thành công và sự giàu có.

Không giống như các kami khác, Inari xuất hiện dưới nhiều hình dạng, từ nam giới, nữ giới cho đến Buddhavista (tín đồ của Đức Phật), rắn, rồng và thậm chí là cả nhện. Thậm chí trong một số trường hợp, Inari còn được coi là sự kết hợp của nhiều kami cùng một lúc.

Inari xuất hiện với hình dáng nào phụ thuộc vào từng khu vực và từng ngôi đền khác nhau. Tuy nhiên, mối liên hệ của Inari với cáo gần như là phổ biến nhất và tại hầu hết các đền thờ dành riêng cho kami, bạn sẽ tìm thấy những bức tượng của cáo. Đó là bởi vì con cáo được coi là sứ giả của Inari tại nhân gian. Cáo thường có màu đỏ và hầu hết các đền thờ Inari đều được sơn màu đỏ tươi, giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.

Klook.com

Các vị thần chính trong Phật giáo

Mặc dù có sự giao thao và cũng có một số vị thần của Thần đạo (chẳng hạn như Inari), nhưng các trường Phật giáo Nhật Bản có một số vị thần của riêng mình. Rất nhiều kami trong số này lấy cảm hứng từ cả Nam Á cũng như kami Shinto bản địa. Tuy nhiên, không giống như các kami Thần đạo được truyền cảm hứng từ các năng lượng tự nhiên, hầu hết các kami Phật giáo có nguồn gốc từ các nhà sư trong cuộc sống thực hoặc trong truyền thuyết, những người được cho là đã thăng thiên thành thần. Ví dụ như:

  • Aizen Myo-o: Vị Phật trí tuệ
  • Amida Nyorai: Vị Phật chính của Phật giáo Tịnh độ
  • Daruma: Người sáng lập Thiền tông và Thiếu Lâm kung fu
  • Idaten: Người bảo vệ các tu viện và nhà sư
  • Jizo: Người bảo vệ trẻ em, du khách và bà mẹ
  • Kannon: Vị Phật của lòng thương xót

Một lần nữa, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về một số vị Phật được giới thiệu ở trên.

Amida Nyorai: Phật giáo Tịnh độ

Amida là một trong những vị Phật trên trời: những người hoặc những linh hồn đã tu thành chính quả và được tôn thờ vì điều này. Nguồn gốc chính xác của Amida vẫn còn được tranh cãi cho đến ngày hôm nay, nhưng tương truyền rằng Amida trước kia vốn là một nhà sư theo Phật giáo sống ở đâu đó tại Nam Á. Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, Amida đã quyết tâm tu thành chính quả và tìm ra một vùng đất thuần khiết để bản thân và những nhà tu hành khác có thể tịnh tâm theo Phật. Amida đã mô tả vùng đất này trong một loạt 48 đại nguyện.

Trong lời đại nguyện của mình, quan niệm rằng bất kỳ ai mong muốn được tu hành tại vùng đất thuần khiết này, chỉ cần gọi tên của Amida. Nếu họ thực sự mong muốn điều đó, vào lúc họ qua đời, Amida sẽ kêu gọi họ và đưa họ vào cõi Tịnh độ. Những người gia nhập Amida trong Tịnh độ được ban cho những giáo lý để họ cũng có thể trở thành Bồ tát và Phật.

Daruma: Người sáng lập Phật giáo Thiền tông

Daruma có lẽ là một trong những kami Phật giáo nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Một nhà sư bán huyền thoại đến từ Trung Á, Daruma (phiên âm tiếng Nhật của Phật pháp, có nghĩa là "thức tỉnh" trong tiếng Phạn) có đôi mắt xanh to và bộ râu rậm. Ông đã đi khắp Trung Quốc trong thế kỷ thứ V để truyền bá những tư tưởng của Phật giáo Chân truyền. Tư tưởng này khi du nhập vào Nhật Bản một hoặc hai thế kỷ sau, đã trở thành giáo phái Thiền tông.

Daruma gắn liền với rất nhiều câu chuyện khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện Daruma chỉ nhìn chằm chằm vào một bức tường trong suốt một thời gian dài. Người ta nói rằng Daruma đã cố gắng vào một Tu viện Thiếu Lâm ở miền Nam Trung Quốc nhưng bị từ chối. Để thể hiện sự quyết tâm tu hành của mình, ông chuyển đến một hang động gần đó và trong suốt 9 năm, ông chỉ nhìn chằm chằm vào một bức tường, không ăn, uống, không nói một lời và cũng không cử động. Trong suốt 9 năm như vậy, một số người còn cho rằng Daruma đã ngủ gật trong năm thứ 7, sau đó ông đã cắt mí mắt của mình để đảm bảo sẽ không bao giờ ngủ nữa. Những người khác nói rằng Daruma chỉ ngừng nhìn chằm chằm vào bức tường sau khi được nhận vào tu viện Thiếu Lâm. Có người còn nói rằng ông đã chết ở đó, ngồi thẳng lưng, nhìn chằm chằm vào tường và hai chân bị teo lại. Câu chuyện này, trong số nhiều câu chuyện khác, đã nâng Daruma từ một nhà sư lên thành một vị thần trong giáo phái Thiền tông của Phật giáo.

Ngày nay, một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Daruma chính là những con búp bê Daruma màu đỏ nhỏ bé có thể tìm thấy trên khắp Nhật Bản. Thiết kế hình tròn với khuôn mặt hoang dã cùng bộ râu rậm của Daruma, và không có mắt chính là đặc trưng nổi bật nhất của loại búp bê này. Người ta mua Daruma với mong ước những mục tiêu của mình sẽ thành hiện thực. Khi mới mua về, mọi người sẽ ước một điều ước và tô màu vào một bên mắt của Daruma, và cuối cùng, khi điều ước đó trở thành hiện thực, họ sẽ tô màu vào mắt còn lại của Daruma. Một con búp bê Daruma 1 mắt sẽ đóng vai trò như một động lực và một lời nhắc nhở chủ nhân hãy quyết tâm hành động để đạt được mong ước của mình.

Jizo: Người bảo vệ trẻ em và những người mẹ

Giống như hầu hết các kami Phật giáo, Jizo cũng là một nhà sư trước khi tu thành chính quả. Tượng của Jizo thường được tìm thấy ở ven đường và gần các nghĩa địa. Tương truyền rằng linh hồn của những đứa trẻ mất đi thường bị dày vò bởi "oni" (quỷ dữ) nếu bị bỏ mặc. Chúng sẽ phải xếp chồng những hòn đá lên nhau, nhưng đến khi gần hoàn thành thì các Oni thường đến phá. Jizo bảo vệ những đứa trẻ này bằng cách giấu chúng trong quần áo của mình.

Do đó, các bức tượng Jizo thường thường được trang trí bằng khăn và mũ, hoặc thậm chí là một bộ quần áo đầy đủ. Tương tự, bạn cũng có thể tìm thấy những tháp nhỏ bằng đá cuội bên cạnh những bức tượng của Jizo, vì Jizo sẽ bảo vệ những đứa trẻ tránh xa lũ quỷ để chúng có thể hoàn thành việc xếp đá nhanh hơn.

7 vị thần may mắn - “Thất Phúc Thần”

7 vị thần may mắn ("shichifukujin") ở Nhật Bản đều là những vị thần xuất hiện gần đây, và ngoại trừ thần Ebisu, thì tất cả 6 vị thần còn lại đều có nguồn gốc bên ngoài Nhật Bản. Hầu hết các vị thần này đều được lấy cảm hứng từ các vị thần may mắn của Ấn Độ hoặc Trung Quốc và tất cả đều gắn liền với một số ngành nghề nhất định.

Ebisu là người bảo trợ cho ngư dân, là con đầu lòng không xương của Izanami và Izanagi trong quá trình tạo ra các hòn đảo của Nhật Bản. Thần Daikokuten là người bảo trợ cho đầu bếp, nông dân và chủ ngân hàng, cùng với đó, vị thần này cũng được biết đến là có quyền năng xua đuổi ma quỷ. Thần Bishamonten mang lại sự may mắn cho các cuộc thi, trong khi thần Benzaiten thì bảo hộ cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ, nhà văn và vũ công. Thần Jurojin có quyền năng kéo dài tuổi thọ và thần Hotei có hình dàng phúc hậu là người bảo trợ cho trẻ em và sự viên mãn. Fukurokuji và Kichijoten là hai vị thần cuối cùng, một người là ẩn sĩ và người còn lại bảo trợ cho sắc đẹp và hạnh phúc.

Những vị thần này được tôn thờ vì được tin là đem lại may mắn cho một số ngành nghề. Ban đầu, các thương gia Nhật Bản có tục tôn thờ một vị thần Ebisu, để được che chở và nhận được nhiều may mắn, và tục lệ này dần lan rộng trong các ngành nghề khác cho đến khi mỗi người có một trong bảy vị thần cho riêng mình. Lý do có 7 vị thần là vì theo truyền thống, số 7 được coi là con số may mắn. Bạn thường có thể tìm thấy tượng hoặc hình ảnh của 7 vị thần may mắn này ở một số khu vực tòa nhà có liên quan đến những ngành nghề mà những vị thần này bảo trợ.

So sánh các Kami

Vị thần nào được cho là quyền năng nhất trong số hàng ngàn vị thần được tôn thờ ở Nhật Bản?

Như đã đề cập ở phần trước, các vị thần Nhật Bản không toàn năng hay toàn trí như các vị thần trong các tôn giáo khác. Mỗi kami tồn tại để đại diện cho một năng lực duy nhất hoặc nhiều năng lực liên quan và thường chỉ là hiện thân cho năng lực đó. Vì thế nên điểm mạnh của họ hầu như luôn đi kèm với điểm yếu.

Lấy ví dụ, Amaterasu-Omikami là nữ thần Mặt trời và là người bảo vệ thiên hà, bà được coi thần của tất cả các vị thần. Nhưng ngay cả Amaterasu cũng không thể chịu đựng được sự dày vò của người anh trai mình, khi Susanoo liên tục phá nhà của Amaterasu và không tôn trọng nữ thần. Amaterasu đã cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các kami khác để đưa mình ra khỏi hang động mà Amaterasu đã trốn trong đó.

Do đó, không có cách nào thực sự để phân định đâu là vị thần quyền năng nhất trong số hàng ngàn kami đang tồn tại, bởi vì giống như trong tự nhiên, không có một thế lực nào thống trị, tất cả đều cùng tồn tại và cân bằng với nhau. Tất cả đều đóng vai trò của riêng mình. Mặt trời cũng cần như mặt trăng, và mặc dù ngày và đêm cách nhau, chúng vẫn ở chung một bầu trời.

Kami tồn tại trong một sự cân bằng nhất định, đáng kính trọng, một sự cân bằng được mô phỏng bởi hai tôn giáo trong văn hóa Nhật Bản ngày nay. Cũng giống như Thần đạo và Phật giáo, các kami bổ sung cho nhau, và mặc dù có thể có xung đột giữa các kami, nhưng cuối cùng tất cả vẫn kết thúc ở nơi bắt đầu, với việc mọi người đều đóng vai trò mà họ được giao.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Câu hỏi thường gặp về các vị thần của Nhật Bản

Ai là vị thần quyền năng nhất Nhật Bản?

Mỗi vị thần Nhật Bản đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có người vượt trội về mặt này thì cũng có người nổi trội về mặt khác. Trong khi nhiều người cho rằng Amaterasu là vị thần quyền năng nhất vì là Nữ thần Mặt trời và người bảo vệ thiên hà nhưng bản thân chính Amaterasu còn bị người anh trai Susanoo của mình dày vò và buộc phải ẩn náu.

Có bao nhiêu vị thần Nhật Bản?

Theo tương truyền có 8 triệu kami. Tuy nhiên, đây là một cụm từ cổ trong tiếng Nhật được sử dụng để chỉ con số lớn đến mức không thể đếm được. Về cơ bản, không có 8 triệu vị thần mà là có nhiều và gần như là vô hạn, không thể đếm được.

Các vị thần của Thần đạo là ai?

Có rất nhiều vị thần Shinto khác nhau nên việc lập được một danh sách là không thể. Nhưng nhìn chung, các vị thần Shinto chính là:

  • Amaterasu-Omikami: Nữ thần mặt trời, nguồn gốc của Hoàng gia Nhật Bản và được coi là vị thần "chính"
  • Ame-no-Uzume: Nữ thần bình minh, bảo hộ cho các vũ công
  • Fujin: Thần gió, một trong những vị thần lớn tuổi nhất, vị thần tạo ra thế giới
  • Hachiman: Thần chiến tranh
  • Inari Okami: Thần của lúa gạo, khả năng sinh sản và sự thịnh vượng 
  • Izanagi: Tổ tiên của các vị thần khác và là vị thần của các hòn đảo Nhật Bản
  • Izanami: Em gái và vợ của Izanagi, cũng là vị thần tạo ra vòng luân hồi chuyển kiếp
  • Ninigi-no-Mikoto: Ông cố của vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản
  • Raijin: Thần sấm sét
  • Ryujin: Thần rồng, có khả năng điều khiển thủy triều
  • Suijin: Thần nước
  • Tsukuyomi-no-Mikoto: Thần mặt trăng

Tuy nhiên, con số này khá ít so với số lượng thực tế vì ngoài các vị thần chính còn có vô số các vị thần địa phương hoặc thậm chí, số lượng các vị thần phụ còn nhiều hơn gấp hai hoặc ba lần.

Người Nhật có tin vào Chúa trời không?

Có, nhưng thay vì một vị thần duy nhất như trong các giáo phái độc thần, người Nhật tôn thờ kami của riêng họ.

Klook.com

Vị thần Nhật Bản đầu tiên là ai?

Có 7 thế hệ kami đầu, những người được cho là đã tạo ra vũ trụ và ban sự sống cho vạn vật trước khi tạo ra Nhật Bản và vị kami đầu tiên. Thế hệ đầu tiên của các vị thần được gọi là "Kotoamatsukami", và được cho là bao gồm 5 vị thần không có giới tính xác định.

Kami được tìm thấy ở đâu?

Là thế lực siêu nhiên, kami tồn tại ở khắp mọi nơi. Người ta không cần phải tìm kiếm kami để được trông thấy họ, mà thay vào đó, họ là một phần của thế giới xung quanh chúng ta. Một số ngôi đền tôn thờ một số kami nhất định, nhưng những ngôi đền đó cách xa nơi an nghỉ duy nhất của họ.

Đấng tối cao của Thần đạo là ai?

Truyền thống Thần đạo không chỉ có một vị thần duy nhất, mà thay vào đó, Thần đạo có số lượng lớn các vị thần như ở thần thoại Hy Lạp cổ đại, nhưng phạm vi rộng lớn hơn nhiều.

Những ngôi đền ở Nhật Bản theo tôn giáo nào?

Các ngôi đền ở Nhật Bản theo đạo Shinto hay còn gọi là Thần đạo.

Mặt khác, các ngôi chùa ở Nhật Bản là dành cho Phật giáo.

Chùa ở Nhật Bản được gọi là gì?

Trong tiếng Nhật, chùa được gọi là お寺 (Otera). Những điểm tâm linh này dành cho việc thờ cúng Phật giáo.

Mặt khác, các ngôi đền được gọi là 神社 (Jinja) và được dành để thờ phụng kami Shinto.

Hãy ghé thăm Nhật Bản để tìm hiểu về các vị thần

Bây giờ bạn đã hiểu rõ về đền thờ các vị thần của Nhật Bản, hãy nhớ khám phá nhiều ngôi chùa và đền thờ cổ trên khắp Nhật Bản khi bạn đến đất nước này nhé! Nắm bắt được một số kiến thức cơ bản về các vị thần chắc chắn sẽ khiến chuyến tham quan đến những điểm du lịch tâm linh của bạn thêm thú vị hơn đó.

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ, hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang Facebook của chúng tôi!

Ảnh tiêu đề: KPG_Payless / Shutterstock

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

Joe
Joe Bryer
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng