Sản phẩm thủ công truyền thống Nhật Bản: Giới thiệu về thủy tinh Edo

Thủy tinh Edo là sản phẩm thủy tinh chủ yếu được sản xuất tại Tokyo. Dòng sản phẩm này có những đặc điểm hơi khác so với dòng sản phẩm Edo Kiriko nổi tiếng, nhưng vẫn nhận được sự yêu thích vì những ưu điểm riêng biệt của nó. Thủy tinh Edo cũng đang tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới bằng cách hợp tác với hãng Starbucks, v.v. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những thông tin xung quanh thương hiệu nổi tiếng này như lịch sử, đặc trưng, điểm thu hút,... để hiểu vì sao nó lại được công nhận là một trong những nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản nhé.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Lịch sử hình thành và phát triển của thủy tinh Edo

Thủy tinh lần đầu tiên được sản xuất ở Nhật Bản vào thời kỳ Yayoi (khoảng thế kỷ thứ IV TCN) (hình trên là chiếc bát thủy tinh được sản xuất ở Tây Á được du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Kofun (năm 250 - năm 538). Tuy nhiên, lịch sử của đồ thủy tinh được chế tác tại Tokyo chỉ bắt đầu từ thời Edo (1603 - 1868). Vào thế kỷ XVI, các sản phẩm thủy tinh của Hà Lan và Bồ Đào Nha du nhập đến Nagasaki và nhanh chóng được biết đến trên khắp Nhật Bản với những cái tên như “vidro” hay “giya-man”. Sau đó, các sản phẩm thủy tinh được giới thiệu từ Nagasaki đến Edo (hiện nay là Tokyo), và đó cũng là điểm bắt đầu của nghề chế tác thủy tinh tại Edo.

Hoạt động sản xuất thủy tinh ở Edo bắt đầu vào đầu thế kỷ XVIII dưới bàn tay của hai người thợ thủ công Kagaya Kyubei ở Nihonbashi và Kazusaya Tomesaburo ở Asakusa. Kyubei Kagaya đã thành công trong việc phổ biến các sản phẩm thủy tinh (được xem là một loại sản phẩm cao cấp ở thời điểm đó) đến dân chúng bằng cách sản xuất gương và kính mắt. Trong khi đó, Kazusaya lại sáng tạo ra những sản phẩm thủy tinh đầy phong cách được ưa chuộng khắp kinh thành như kanzashi - phụ kiện trang trí trên tóc của phụ nữ chủ yếu khi mặc kimono - hay chuông gió, kính vạn hoa, v.v. Đây chính là sự khởi đầu của sản phẩm thủy tinh Edo.

Trong cuộc Duy tân Minh Trị (phong trào chống chính phủ và hiện đại hóa nổ ra từ năm 1853-1867), kỹ thuật sản xuất thủy tinh của Nhật Bản bắt đầu giao thoa với kỹ thuật phương Tây, mang đến những tiến bộ nhanh chóng. Năm 1873, một nhà máy sản xuất thủy tinh tư nhân mang tên Kogyosha được thành lập. Chỉ 3 năm sau đó, Chính phủ Nhật Bản với phương châm hiện đại hóa ngành thủy tinh, đã mua lại Kogyosha và tư nhân hóa thành "Nhà máy thủy tinh Shinagawa".

Kể từ đó, công nghệ sản xuất thủy tinh không ngừng phát triển, không chỉ sản xuất ra các vật dụng thiết yếu hàng ngày mà còn cả các sản phẩm chuyên dụng như chai lọ đựng thuốc, thiết bị thủy tinh dùng cho nghiên cứu vật lý và hóa học, v.v. Ngày nay, thủy tinh được sử dụng ở khắp mọi nơi, từ đồ gia dụng đến cửa sổ, kính chắn gió ô tô.

Đặc điểm của thủy tinh Edo

Thủy tinh Edo được đặc trưng bởi thiết kế khá tự do, huyền ảo và độ trong suốt vượt trội, được thực hiện thông qua kỹ thuật xuất sắc của những người thợ thủ công lành nghề. Thủy tinh Edo được những người thợ thủ công chế tác hoàn toàn bằng tay một cách tỉ mỉ, và người dùng có thể cảm nhận được hơi ấm của bàn tay người chế tác trên sản phẩm. Không có hai sản phẩm nào hoàn toàn giống nhau và mỗi sản phẩm đều độc nhất, với thiết kế tinh tế nhờ sự chú ý đến từng chi tiết.

Ngoài thủy tinh Edo, một sản phẩm thủy tinh truyền thống khác của Edo là Edo Kiriko. Thủy tinh Edo là một thuật ngữ chung cho các sản phẩm thủy tinh ban đầu được sản xuất tại Tokyo. Còn Edo Kiriko có nghĩa là thủy tinh Edo được khắc hoa văn Kiriko, một kỹ thuật khắc hoa văn trên bề mặt thủy tinh bằng đá mài hoặc kim cương. Nói cách khác, theo nghĩa rộng, có thể nói thủy tinh Edo Kiriko vô cùng nổi tiếng chỉ là một trong những dòng sản phẩm của thủy tinh Edo.

Để tạo ra thủy tinh Edo, đầu tiên vật liệu thủy tinh được nung đến 1.400 °C để chuyển thành dạng lỏng. Tiếp theo, thủy tinh nấu chảy được đúc thành hình dạng của sản phẩm, có thể được thực hiện bằng 1 trong 3 phương pháp: thổi khí, thổi khuôn hoặc đúc.

・Thổi khí
Đây là phương pháp trong đó thủy tinh nóng chảy được gắn vào một thanh hình ống hút (một hình trụ kim loại mảnh rỗng bên trong) và người làm sẽ thổi không khí qua.

・Thổi khuôn
Phương pháp trong đó thủy tinh được lấy lên một đầu gậy rồi chuyển vào khuôn và không khí được thổi vào khuôn để tạo hình.

・Đúc
Phương pháp cho thủy tinh nóng chảy vào khuôn và ép lại để tạo hình.

So với phương pháp thổi khuôn, phương pháp thổi khí cho phép người thợ có thể tạo hình thủy tinh theo cách họ muốn do không có khuôn cố định, nhưng khó gia công nên cần nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm hơn. Đối với thủy tinh đúc, nếu làm nguội ở nhiệt độ thường thì sản phẩm dễ bị vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Do đó, phải làm nguội thủy tinh đúc một cách từ từ ở một nơi đặc biệt được gọi là "Joreiro" (lò làm mát từ từ).

Thủy tinh Edo ngày nay

Tiếp nối những kỹ thuật truyền thống và tiếp tục phát triển, thủy tinh Edo được Tokyo công nhận là một nghề thủ công truyền thống chính thức của Tokyo vào năm 2002. Năm 2014, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã công nhận thủy tinh Edo là một nghề truyền thống của Nhật Bản.

Ngày nay, thủy tinh Edo được chế tác thành nhiều vật dụng, từ cốc chén, đĩa cho đến phụ kiện, v.v. Bên cạnh đó, thủy tinh Edo vẫn đang tích cực cho ra đời nhiều ý tưởng mới, từ việc sản xuất ra những sản phẩm có độ mỏng tối đa cho tới sản phẩm kết hợp với thương hiệu Starbucks, v.v.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Những sản phẩm nổi bật

[Thủy tinh Edo] Cặp ly uống rượu sake khắc hình núi Phú sĩ xanh - đỏ đựng trong hộp gỗ, dành cho những dịp đặc biệt

Cặp ly uống rượu này được thiết kế theo hình dáng núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản và được coi là vật mang lại may mắn. Những chiếc cốc màu đỏ và xanh lưu ly này được làm bằng thủy tinh kisegarasu (loại thủy tinh trong suốt được tráng một lớp mỏng thủy tinh màu). Mỗi tác phẩm là một bảo vật được chế tác thủ công bởi những người thợ giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ dùng cát để tạo những vết xước mô phỏng phần đỉnh phủ tuyết của núi Phú Sĩ lên từng tác phẩm.

[Thủy tinh Edo] Bộ Ukiyo Iki của hãng Tomi Glass (Bao gồm một chiếc bát nông asabachi, chai đựng nước tương và một chiếc đĩa nhỏ)

Dòng sản phẩm Ukiyo là dòng sản phẩm thủy tinh Edo được làm thủ công, phối màu dựa trên cảm hứng từ văn hóa Edo truyền thống. Bộ sản phẩm đặc biệt này bao gồm một chiếc bát nông, đĩa mamezara (tên gọi chung của các loại đĩa nhỏ) và chai đựng nước tương. Họa tiết đẹp mắt trên sản phẩm là là kết quả của sự hợp tác giữa một nhà máy thủy tinh lâu đời và công ty Tomi Glass. Bộ sản phẩm được phủ màu thủ công bằng cách rắc bột màu, tạo nên những món đồ độc nhất vô nhị.

*Đã hết hàng

[Thủy tinh Edo] Mariene XANA

Bức ảnh đã xuất hiện ở phần nội dung trước trong bài viết này là chiếc ly rượu phong cách và hiện đại - một tác phẩm của nhà thiết kế nổi tiếng người Đức Wolf Wagner. Với bán kính 8,0 cm và chiều cao 6,5 cm, chiếc ly có kích thước lớn hơn một chút so với ly rượu thông thường nhưng lòng sâu, dễ cầm và dễ sử dụng.

Bài viết liên quan:

▶ Sản phẩm thủ công truyền thống Nhật Bản: Thủy tinh Satsuma Kiriko

▶ Sản phẩm thủ công truyền thống Nhật Bản: Giới thiệu về thủy tinh Tsugaru Vidro

▶ 9 thương hiệu bát đĩa cao cấp của Nhật Bản dành cho những dịp đặc biệt

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ, hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang Facebook của chúng tôi!

*Không thể vận chuyển sản phẩm đến một số quốc gia. Vui lòng tham khảo trang web của đại lý bán lẻ để biết thêm thông tin chi tiết.

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

tsunagu
tsunagu Japan
Xin chào, đây là tài khoản chính thức của Tsunagu Japan
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng